Hệ tiêu hóa của cơ thể người chứa một hệ vi sinh đường ruột phức tạp. Hệ vi sinh này thay đổi tùy theo từng cá thể và tính đặc trưng của nó phụ thuộc vào yếu tố di truyền và môi trường.
Hệ vi sinh vật đường ruột bắt đầu được thiết lập từ khi trẻ được sinh ra, phụ thuộc vào hệ vi sinh của người mẹ, hình thức trẻ được sinh ra và môi trường sinh. Hệ vi sinh này phát triển dần trong vòng hai năm đầu đời và chịu ảnh hưởng của phương thức nuôi dưỡng trẻ. Ví dụ như có sự gia tăng các lợi khuẩn do quá trình sinh con tự nhiên (đẻ thường) và nuôi con bằng sữa mẹ. Ngoài 2 tuổi, hệ vi sinh đường ruột ở trẻ em dần dần đa dạng như người lớn.
Tổng lượng vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột lên tới 100 ngàn tỷ vi khuẩn. Ở trạng thái cơ thể khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột có khoảng hơn 500 loài khác nhau tồn tại bao gồm cả các vi sinh vật có lợi (lợi khuẩn – chiếm 85%) và các vi khuẩn gây bệnh (chiếm 15%) nhưng không có biểu hiện nhiễm trùng nào là nhờ cơ chế điều hòa miễn dịch tại ruột. Các tế bào miễn dịch ở ruột chiếm tổng số 80% các tế bào miễn dịch trong cơ thể người và hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc hoạt hóa các tế bào miễn dịch đó. Mất cân bằng các vi sinh đường ruột sẽ dẫn đến sự teo niêm mạc và không phát triển các tế bào miễn dịch cũng như giảm tiết các kháng thể đặc biệt là các immunoglobulin A (IgA).
Trong số các lợi khuẩn của hệ vi sinh đường ruột, Lactobacillus và Bifidobacteria tạo ra hàng rào bảo vệ ruột, thúc đẩy đáp ứng miễn dịch dịch thể thông qua IgA tiết. Một số chủng Lactobacillus và Bifidobacteria còn có tác dụng thiết lập sự cân bằng đáp ứng miễn dịch của các tế bào lympho T giúp đỡ, kích thích sản xuất interleukin 10 (IL10) và yếu tố làm biến đổi sự phát triển (transforming growth factor – TGFβ). Cả hai yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tính trung hòa miễn dịch, vì vậy có tác dụng giảm các bệnh lý dị ứng.
Những vi khuẩn có lợi của hệ vi sinh đường ruột có vai trò tăng cường sức khỏe nhờ khả năng:
- Tổng hợp vitamin
- Hỗ trợ tiêu hóa và hấp thu
- Ngăn ngừa nhiễm khuẩn
- Tăng cường hệ miễn dịch
Những vi khuẩn có hại gây ra các vấn đề sức khỏe như:
- Gây ra các hoại tử
- Kích thích tạo các hợp chất gây ung thư
- Sản xuất độc tố
Loạn khuẩn đường ruột là tình trạng vi khuẩn có hại gia tăng lấn át vi khuẩn có lợi. Bệnh có thể xảy ra trên mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ nhỏ do chế độ dinh dưỡng và chăm sóc trẻ không hợp lý hoặc do sử dụng kháng sinh dài ngày để điều trị nhiễm khuẩn. Ở người lớn, chế độ ăn uống không đảm bảo vệ sinh và lạm dụng rượu bia là các nguyên nhân gây loạn khuẩn đường ruột.
Biểu hiện của mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở trẻ nhỏ thường dưới dạng các hội chứng như:
- Chán ăn, bỏ bú, giảm cảm giác thèm ăn
- Đau bụng, chướng bụng
- Hệ miễn dịch yếu, thường xuyên mắc các bệnh nhiễm khuẩn…
- Nôn, trớ
- Trẻ bị tiêu chảy thường xuyên, hoặc táo bón.
Loạn khuẩn đường ruột ở người lớn gồm ít nhất hai trong số các triệu chứng sau:
- Rối loạn đại tiện: phần lớn là tiêu chảy nhưng có thể gặp táo bón.
- Đầy hơi, chướng bụng
- Đau bụng
- Buồn nôn và nôn.
Khi có các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột, người bệnh cần đến các cơ sở y tế khám và điều trị. Nguyên tắc là điều trị triệu chứng và bổ sung men vi sinh.
Cần cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Ở trẻ bú sữa mẹ, Bifidobacteria chiếm 80 – 90% tổng lượng vi sinh đường ruột (trong khi lượng Bifidobacteria thấp hơn rõ rệt ở trẻ dùng sữa công thức). Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 với chế độ dinh dưỡng hợp lý theo 8 nhóm thực phẩm.
Ở người lớn, cần điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, cụ thể là:
- Chế độ ăn: Ăn thực phẩm dễ tiêu hóa, uống đủ nước và không ăn nhiều chất béo, đồ chua, cay, và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia.
- Không lạm dụng kháng sinh
- Thường xuyên rửa tay sạch sẽ, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Sử dụng một số men tiêu hóa nhằm bổ sung vi khuẩn có lợi cho đường ruột.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Triplebacter với thành phần gồm Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis và Immunecanmix có công dụng hỗ trợ bổ sung các lợi khuẩn, tăng cường sức đề kháng, tăng cường tiêu hóa, hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón, ăn chậm tiêu, đầy bụng.
TPBVSK Triplebacter được sử dụng cho những người tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, kém ăn, người rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột như tiêu chảy, táo bón, đầy bụng. Vai trò của từng thành phần cụ thể như sau:
- Lactobacillus acidophilus:
- Giúp tạo ra Acid Lactic và có khả năng diệt khuẩn cao.
- Hỗ trợ tổng hợp Vitamin.
- Có khả năng bền vững với 40 loại kháng sinh
- Ức chế sinh trưởng của vi khuẩn gây bệnh đường ruột như vi khuẩn thuộc chi Bacillus.
- Sinh ra một số chất kháng sinh mạnh trong ruột như acidophilin, acidolin, lactocidin & bacteriocin giúp ngăn chặn khả năng sinh trưởng của một số loài vi sinh vật gây bệnh như campylobacter, listeria và staphylococci.
- Sinh enzyme lactase giúp phân giải đường sữa, phù hợp cho trẻ nhỏ khó tiêu hay bị nôn trớ.
- Bifidobacterium longum:
- Bifidobacterium gắn vào thành ruột non, ức chế các vi khuẩn có hại.
- Ngoài acid lactic, Bifidobacterium còn sinh ra acid acetic có tác dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, chống lại các vi khuẩn gây bệnh như E. Coli, Salmonella, Shigella… bảo vệ hệ tiêu hóa tránh các triệu chứng viêm ruột và dạ dày. Giảm đáng kể sự phát triển của các hại khuẩn và ngăn chặn viêm đường ruột do hại khuẩn gây ra.
- Tiết enzyme tiêu hóa thức ăn và tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng.
- Sinh ra các vitamin vitamin B và chuyển đổi K1 thành vitamin K2. Cơ thể không thể hấp thu K1 mà bắt buộc phải nhờ vào sự chuyển đổi của lợi khuẩn.
- Streptococcus faecalis: tạo ra axit lactic ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, hỗ trợ điều trị các loại tiêu chảy và hội chứng ruột kích thích.
- Immunecanmix: là một thành phần của tế bào vi khuẩn lành tính Lactobacillus, nguồn dinh dưỡng và thức ăn đồng dạng, chất mồi để cho các chủng sinh lactic tăng trưởng số lượng và chất lượng, giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột.
Liều lượng và cách dùng:
- Người lớn: uống 1 gói/lần x 2 lần/ngày
- Trẻ em trên 1 tuổi: Uống nửa liều người lớn/ngày (1/2 gói/lần x 2 lần/ngày).
- Take capsules 30 minutes before or after meals
- Pha với 100-200 ml nước sôi để nguội hoặc có thể dùng trực tiếp.
- Với trẻ em có thể pha vào sữa để uống.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn: Báo Sức khoẻ đời sống
https://suckhoedoisong.vn/loan-khuan-duong-ruot-169211011180419804.htm