Xơ vữa động mạch là tình trạng lòng động mạch bị hẹp do các mảng xơ vữa làm hạn chế dòng chảy của máu đến các cơ quan trong cơ thể.
Mảng xơ vữa được tạo thành do việc lắng đọng và tích tụ cục bộ các chất béo, cholesterol, canxi, mô xơ, cặn lắng axít và một số chất khác. Khi có tác động của một số yếu tố nguy cơ (như tăng huyết áp, hút thuốc lá hoặc bị stress tâm lý…), mảng xơ vữa sẽ có tình trạng nứt vỡ và thu hút tiểu cầu đến tập kết, từ đó hình thành các cục máu đông gây lấp kín lòng mạch đã bị hẹp sẵn bởi các mảng xơ vữa. Tại các cơ quan quan trọng như tim, não, xơ vữa động mạch có thể gây ra những bệnh lý nguy hiểm có tỉ lệ tử vong cao như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Hiện các nhà khoa học chưa xác định cụ thể cơ chế bệnh sinh của xơ vữa động mạch nhưng đã chứng minh được sự hình thành các mảng xơ vữa có liên quan đến đáp ứng tổn thương lớp tế bào nội mạc của thành động mạch.
Các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa động mạch gồm tăng mỡ máu, tăng huyết áp, hút thuốc lá, đái tháo đường, béo phì, ít hoạt động thể lực, người bị áp lực cuộc sống hay công việc (stress), tiền sử gia đình.
Các triệu chứng xơ vữa động mạch biểu hiện tùy thuộc vào vị trí động mạch bị tổn thương. Xơ vữa động mạch chủ bụng hay chủ ngực là nguy cơ gây ra phình động mạch chủ. Bệnh nhân thường không có triệu chứng rõ rệt nhưng rất nguy hiểm, đặc biệt có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu vỡ phình động mạch chủ. Các triệu chứng có thể gặp là đau ngực, đau lưng; có thể khàn tiếng, nuốt khó, có thể có hội chứng tĩnh mạch chủ trên (phù mặt, cổ, chi trên) hoặc bệnh nhân thấy đau bụng, khối ở bụng đập theo nhịp của tim.
Xơ vữa ở động mạch tim (động mạch vành) gây ra các triệu chứng đau thắt ngực, nhất là khi gắng sức, khi có cảm xúc mạnh. Người bệnh đỡ đau khi nghỉ ngơi.
Xơ vữa ở động mạch cung cấp máu cho não (động mạch cảnh) thì người bệnh có thể có các triệu chứng của thiếu máu não như hoa mắt chóng mặt, tê bì hoặc yếu ở một bên tay, chân, khó nói hoặc nói ngọng, mất thị lực tạm thời ở một mắt hoặc méo miệng… Những dấu hiệu của cơn thiếu máu thoáng qua, nếu không được điều trị có thể diễn tiến thành cơn đột quỵ.
Xơ vữa mạch chi dưới sẽ có biểu hiện các triệu chứng của bệnh động mạch ngoại vi như đau chân khi đi lại, đỡ đau khi nghỉ, chi lạnh, teo cơ, da khô do giảm máu nuôi dưỡng. Mạch chi dưới bắt yếu hoặc không bắt được. Nếu mảng xơ vữa ở động mạch thận, người bệnh sẽ bị cao huyết áp hoặc suy thận.
Người bệnh khi có các dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám, làm các xét nghiệm nhằm chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị là xử lý các yếu tố nguy cơ chính như rối loạn mỡ máu, đái tháo đưòng, tăng huyết áp, thuốc lá, điều trị các biến chứng vữa xơ động mạch và điều trị đặc hiệu tổn thương.
Để phòng bệnh xơ vữa động mạch, người dân cần bỏ hút thuốc lá, tập thể dục thường xuyên (ít nhất 30 phút hàng ngày), chế độ ăn uống hợp lý (nhiều rau xanh, ít đường, ít mỡ động vật), kiểm soát cân nặng, đường máu và huyết áp, điều trị rối loạn mỡ máu. Mọi người cần khám sức khoẻ định kỳ để sớm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời nhằm tránh dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và có thể gây tử vong như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não gây đột quỵ hoặc vỡ phình động mạch chủ.
- Nần nghệ (Dioscoreae Collettii): Có tác dụng hỗ trợ chống xơ vữa động mạch, hạ mỡ máu.
- Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum – Họ Bầu): Hoạt chất chính gồm saponin triterpene dammarane, flavonoids (rutin, quercetin…) có tác dụng hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, hỗ trợ làm giảm cholesterol. Giảo cổ lam hỗ trợ giảm huyết áp, ức chế kết tập tiểu cầu.
- Lá sen (Nelumbo nucifera – Họ Sen): Hoạt chất chính gồm quercetin, isoquercitin, leucocyanidin, leucodelphenidin, nelumbosid. Theo y học cổ truyền, lá sen vị đắng, tính mát, quy kinh can, tỳ, vị. Có tác dụng thanh thử, lợi thấp, tán ứ, chỉ huyết. Lá sen cũng thường được dùng để hỗ trợ hạ mỡ máu. Trong các bài thuốc dân gian, lá sen thường kết hợp cùng táo mèo để hạ chỉ số mỡ máu, tăng chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể.
- Táo mèo (Docynia indica – Họ Hoa hồng): Có tác dụng bổ tỳ, kích thích tiêu hóa, làm ăn ngon, dễ tiêu.
- Hòe hoa (Stypnolobium japonicum – Họ Đậu): Hoạt chất chính gồm rutin, quercetin. Theo y học hiện đại, hòe hoa có tác dụng hỗ trợ hạ huyết áp, hạ cholesterol. Rutin có tác dụng tăng tính bền thành mạch. Theo y học cổ truyền, hòe hoa có vị đắng, tính mát, quy kinh can, đại tràng. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết. Giúp hỗ trợ giảm mỡ máu, ngăn ngừa xơ vữa động mạch và biến chứng.
- Người có chỉ số mỡ máu cao
- Người bị xơ vữa động mạch, cao huyết áp
Hướng dẫn sử dụng:
- Ngày uống 2 lần. Mỗi lần 2 viên. Uống sau ăn.
- Sử dụng liên tục từ 2-6 tháng.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh