Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém nên trẻ là đối tượng dễ bị vi khuẩn tấn công và mắc các bệnh thường gặp như sốt, cúm, bệnh về đường hô hấp, rối loạn tiêu hóa… Vậy phải làm sao để tăng sức đề kháng cho bé, các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleNhững hiểu lầm về thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ
Mặc dù rất quan tâm đến việc bổ sung các thực phẩm tăng sức đề kháng cho trẻ, nhưng không ít mẹ vẫn mắc sai lầm khi lựa chọn và sử dụng, dẫn đến phản tác dụng như:
- Cho trẻ ăn tổ yến tăng sức đề kháng: Tổ yến tuy bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, nếu dùng tổ yến không đúng cách, đặc biệt là trẻ nhỏ có thể dẫn đến nhiều điều bất lợi. Nên các mẹ cần cân nhắc khi sử dụng tổ yến để tăng sức đề kháng cho con.
- Cho trẻ uống nhiều nước cam: Nhiều mẹ có tâm lý nước cam tốt, nhiều vitamin C nên cho trẻ uống càng nhiều càng tốt và không cho trẻ ăn, uống các loại trái cây khác. Đây là sai lầm khá phổ biến dẫn tới dư thừa vitamin C nhưng lại thiếu hụt nhiều dưỡng chất khác.
- Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng tỏi: Mặc dù tỏi từ lâu được biết đến có tác dụng ngăn ngừa các bệnh cảm lạnh, cảm cúm, thúc đẩy hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu cho trẻ ăn quá nhiều tỏi có thể gây ngộ độc.
Hướng dẫn mẹ tăng cường sức đề kháng cho trẻ đúng cách
Để giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị mẹ nên thực hiện những điều sau:
1. Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của trẻ hàng ngày
Với các bé sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa mẹ chính nguồn dinh dưỡng quý giá không chỉ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện mà còn giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ sơ sinh, phòng tránh được các bệnh nhiễm trùng, dị ứng…
Đến độ tuổi ăn dặm và những trẻ lớn hơn cần được bổ sung đầy đủ, đa dạng các nhóm thực phẩm tăng sức đề kháng trong tự nhiên. Đó là các chất: chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin & khoáng chất. Khi trẻ ốm không nên kiêng khem quá mức khiến trẻ rơi vào tình trạng mất sức, cơ thể càng yếu ớt hơn.
Một số thực phẩm giúp tăng cường đề kháng cho trẻ như:
- Trái cây giàu vitamin C, B6, chất xơ, kali, chất chống oxy hóa…như cam, quýt, nho, chuối, táo, việt quất… nếu ăn thường xuyên sẽ tác động tích cực đến hệ miễn dịch.
- Các loại rau, củ, quả (bông cải xanh, cà rốt, bí đỏ, khoai lang…) với lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất dồi dào.
- Sữa chua không chỉ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, còn được biết đến là sản phẩm hỗ trợ hệ miễn dịch hiệu quả. Mẹ có thể cho trẻ ăn sữa chua theo khẩu phần phù hợp với lứa tuổi.
- Ngũ cốc nguyên cám và các loại đậu chứa nhiều omega-3, khoáng chất (kẽm, sắt) giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển thể chất, trí não và hệ miễn dịch của trẻ, giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng.
2. Không lạm dụng kháng sinh
Kháng sinh vừa có mặt lợi vừa có mặt hại nếu các mẹ không biết sử dụng đúng cách. Kháng sinh sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại khi trẻ bị bệnh, nhưng nếu quá lạm dụng, dùng không đúng liều sẽ dẫn tới nhờn thuốc và tiêu diệt các lợi khuẩn, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và giảm sức đề kháng, dễ nhiễm bệnh hơn.
3. Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ
Đây được xem là biện pháp khoa học giúp tăng cường/ nâng cao hệ miễn dịch và phòng các bệnh truyền nhiễm ở trẻ một cách hiệu quả, an toàn. Do đó, mẹ nên nhớ đưa trẻ đi tiêm chủng các mũi cần thiết đầy đủ và đúng lịch nhé sẽ bảo vệ trẻ tốt hơn.
4. Cho trẻ vận động mỗi ngày
Cùng với dinh dưỡng cân bằng, vận động thường xuyên là một trong những “chìa khóa vàng” tăng cường hệ miễn dịch, từ đó giúp trẻ luôn khỏe mạnh và phát triển toàn diện. Đạp xe, bơi lội, chơi cầu lông… là những môn thể thao phù hợp, mẹ nên khuyến khích trẻ tập luyện mỗi ngày.
5. Đảm bảo trẻ uống đủ nước
Nước rất cần thiết đối với cơ thể con người. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ tăng cường trao đổi chất, đào thải độc tố, hỗ trợ hệ miễn dịch giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Trẻ từ 0 – 6 tháng chưa cần uống nước; trẻ từ 6 – 12 tháng nên bổ sung khoảng 300ml nước/ngày; trẻ trên 1 tuổi uống theo nhu cầu.
6. Giữ môi trường sống sạch sẽ
Trong tình hình dịch bệnh phức tạp như hiện nay, ngoài chế độ ăn uống – vận động – sinh hoạt lành mạnh, để tăng sức đề kháng cho bé, mẹ cũng cần đảm bảo môi trường sống xung quanh trẻ sạch sẽ để diệt trừ và hạn chế tối đa mầm bệnh. Cần nhắc nhở trẻ thường xuyên rửa tay, mở cửa để không gian sống thông thoáng, lau dọn – vệ sinh phòng ốc sạch sẽ…
7. Tập cho trẻ đi ngủ sớm, ngủ đủ giấc
Giấc ngủ không chỉ giúp trẻ phát triển chiều cao, trí não còn có tác dụng cải thiện, nâng cao sức đề kháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ thiếu ngủ sẽ suy giảm hệ miễn dịch do đó dễ mắc bệnh hơn trẻ ngủ đủ giấc. Chưa kể, trẻ thiếu ngủ sẽ thiếu tỉnh táo và dễ mất tập trung.
8. Bổ sung các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Ngoài những phương pháp trên các mẹ có thể lựa chọn bổ sung thêm các sản phẩm có thành phần như: L-lysine HCL, Thymomodulin, kẽm, vitamin B1, Taurin…sẽ giúp bổ sung các vitamin cho cơ thể, kích thích bé ăn ngon miệng, hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, tăng đề kháng bé hiệu quả.
Mong rằng bài viết này đã giúp các mẹ biết thêm về cách tăng sức đề kháng cho bé luôn khỏe mạnh. Nếu cần hỗ trợ vui lòng liên hệ tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
————————————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Thymo TW28
Ingredient:
L-Lysine HCl, Taurine, Canxi, Đạm men bia, Thymomodulin, Magie, Nano Canxi hydroxyapatite, Kẽm, Vitamin B1, Vitamin B6.
Indications
- Supplement with lysine, zinc, thymomodulin and vitamins for the body, enhance digestion, promote health.
- Support to improve resistance, reduce fatigue.
Users
People with poor appetite, thin and weak, weak body, poor resistance.
People in the recovery phase.
Usage
- Children under 1 year: Consult doctor/pharmacist.
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
- After meals.
Reference source:
https://suckhoedoisong.vn/5-meo-tang-suc-de-khang-cho-tre-rat-hieu-qua-169167794.htm