Còi xương dinh dưỡng là bệnh do thiếu vitamin D, yếu tố cần thiết cho quá trình hấp thu và chuyển hóa canxi và phospho, những chất cần cho sự phát triển của xương.
Vitamin D được cung cấp qua 2 nguồn là ngoại sinh (qua thức ăn) và nội sinh (được tổng hợp trên da dưới ảnh hưởng của tia tử ngoại trong ánh sáng mặt trời) trong đó chủ yếu là nguồn Vitamin D nội sinh. Mức độ tổng hợp vitamin D nội sinh tùy thuộc vào điều kiện khí hậu, mức ô nhiễm không khí, mức độ chiếu ánh nắng mặt trời và sắc tố da.
Thiếu Vitamin D sẽ làm giảm hấp thu canxi ở ruột dẫn đến giảm canxi máu. Canxi máu giảm làm tăng tiết hormone cận giáp trạng, từ đó có thể dẫn đến giảm tái hấp thu phospho gây ra các rối loạn chức năng của hệ thần kinh với các biểu hiện như kích thích, vã mồ hôi. Tăng tiết hormone cận giáp trạng cũng gây ra tình trạng huy động canxi ở xương vào máu gây loãng xương.
Nguyên nhân gây còi xương dinh dưỡng là do thiếu ánh nắng mặt trời (nhà ở chật hẹp, tối tăm, kiêng khem quá mức như giữ trẻ trong nhà không cho tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, thời tiết mùa đông, nhiều sương mù hay môi trường ô nhiễm nhiều khói bụi gây cản trở đến việc tiếp xúc ánh nắng mặt trời), chế độ ăn nghèo can xi – phospho, thiếu dầu, mỡ (giảm hấp thu vitamin D vì vitamin D tan trong dầu), những trẻ không được bú mẹ đầy đủ (phải ăn sữa bò và canxi trong sữa bò khó hấp thu), do trẻ ăn nước cháo và bột sớm và nhiều (có chứa chất gây cản trở hấp thu canxi ở ruột).
Các yếu tố thuận lợi của bệnh còi xương dinh dưỡng là tuổi của trẻ (thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất và do đó dễ bị thiếu hụt canxi); trẻ đẻ non hoặc nhẹ cân (tích lũy vitamin D và muối khoáng kém hơn, nhu cầu cao hơn và men chuyển hóa vitamin D kém hơn so với trẻ sinh đủ tháng); trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nhất là nhiễm khuẩn hô hấp và tiêu hóa và những trẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài (gây cản trở hấp thu vitamin D và canxi).
Khi trẻ bị bệnh còi xương dinh dưỡng, trẻ có các biểu hiện như hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình do thần kinh bị kích thích, ra nhiều mồ hôi khi ngủ ngay cả khi thời tiết lạnh, xuất hiện rụng tóc vùng sau gáy tạo thành hình vành khăn. Trẻ có các biểu hiện ở xương sọ như thóp rộng, bờ thóp mềm, thóp lâu kín, có các bướu đỉnh, bướu trán (trán dô). Những trẻ còi xương nặng có các dấu hiệu như chuỗi hạt sườn hoặc biến dạng lồng ngực. Răng thường mọc chậm và mọc lộn xộn. Trương lực cơ nhão. Trẻ chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, biết bò, đi, đứng…
Khi trẻ có các dấu hiệu còi xương dinh dưỡng, cần đưa trẻ đển các cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Nguyên tắc điều trị còi xương dinh dưỡng là cho trẻ tắm nắng hàng ngày bằng cách cho chân, tay, lưng, bụng trẻ lộ ra ngoài để tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời trong vòng 15 phút lúc buổi sáng (trước 9 giờ), bổ sung vitamin D với liều và thời gian theo chỉ định của bác sĩ, cho trẻ uống thêm các chế phẩm có canxi và có chế độ ăn uống hợp lý (cho trẻ bú mẹ, chế độ ăn giàu canxi, bổ sung dầu, mỡ).
Phòng bệnh còi xương cho trẻ cần phải bắt đầu thực hiện trong thời gian mang thai và tiếp tục trong những năm đầu của trẻ. Bà mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt là các thực phẩm giàu vitamin D, ra ngoài trời nhiều, có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Những bà mẹ trong thời gian mang thai ít có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể uống vitamin D dự phòng với liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và cho bú đến năm 2 tuổi. Phòng mẹ và con phải thoáng mát và đầy đủ ánh sáng. Sau khi sinh 2 tuần cho trẻ ra tắm nắng trong 15 phút/ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Cho trẻ uống Vitamin D trong suốt năm đầu tiên nhất là vào mùa đông. Cho trẻ ăn bổ sung (từ tháng thứ 7 sau sinh) với các loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh và dầu mỡ.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CANXI D3 TW28 với thành phần gồm Canxi lactat, L – Lysine HCl, Nano Canxi hydroxyapatite, Taurine, Magie, Vitamin PP, Kẽm, Vitamin K2 (MK7) và Vitamin D3 (Cholecalciferol) có tác dụng bổ sung canxi cho cơ thể, hỗ trợ xương răng chắc khỏe, hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ en, hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi, hỗ trợ giảm thiếu hụt canxin ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú. Vai trò của từng thành phần như sau:
- Canxi: là thành phần chính của xương, răng. Canxi, cùng với Phốt pho và Magie, có vai trò hàn gắn các điểm xương bị tổn thương, giúp xương phát triển và giữ được tính cứng chắc, tạo nên tế bào xương mới, tái tạo các đầu xương ở các khớp vận động.
- Vitamin D: kích thích ruột hấp thu Phospho và canxi, tăng lượng canxi trong máu tập trung vào xương, kích thích thận tái hấp thu canxi.
- MK7: tăng cường hoạt hóa Osteocalcin điều hòa canxi đến xương để kiến tạo xương, chống loãng xương do giảm thiểu quá trình hủy xương cũng như tăng hấp thu canxi.
- Vitamin PP: Giảm cholesterol và chất béo trong máu, làm thông mạch, chống lại sự đông máu và tắc nghẽn.
- L – Lysine: Hỗ trợ tạo ra kháng thể, tăng khả năng hấp thu canxi, chống lão hóa cột sống.
- Taurine: Cần cho sự phát triển của não, võng mạc ở trẻ em. Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi, bảo vệ gan, kích thích tiêu hóa, phát triển thể lực và trí lực.
- Kẽm: Kích thích phát triển tế bào mới, phục hồi các tế bào bị tổn thương do các gốc tự do. chống lão hóa.
- Magie: tham gia vào hoạt động chuyển hóa các chất, kích thích các enzym tham gia vận chuyển phốt pho để tạo năng lượng cho cơ thể, kích thích hấp thu và cố định canxi ở xương, hỗ trợ quá trình phát triển cho xương
CANXI D3 TW28 được sử dụng cho trẻ em còi xương, chậm mọc răng, trẻ em đang trong thời kỳ phát triển chiều cao cần bổ sung canxi, người có nhu cầu canxi cao như phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú, người bị loãng xương, người cao tuổi.
Liều dùng:
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 2 lần/ngày.
Adults and children over 7 years old: 1-2 ampoules of 10 ml/time x 2 times/day.
Uống sau ăn sáng và trưa từ 30 – 60 phút.