Táo bón ở trẻ em là tình trạng đi ngoài không thường xuyên, phân to cứng, đau và khó khăn khi đi ngoài kèm theo đi ngoài phân són.
Trẻ được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong số các triệu chứng sau trong vòng 1 tháng với trẻ < 4 tuổi, 2 tháng đối với trẻ > 4 tuổi:
– Đi ngoài < 3 lần mỗi tuần.
– Ít nhất một lần són phân mỗi tuần ở trẻ đã được huấn luyện đi ngoài.
– Tiền sử nhịn đi ngoài hoặc đi ngoài đau và khó khăn.
– Có khối phân lớn trong trực tràng.
– Có tiền sử đi ngoài đau hoặc khó khăn.
– Tiền sử đi ngoài phân to có thể gây tắc bồn cầu.
Táo bón được phân loại gồm cơ năng và thực thể do các nguyên nhân:
– Táo bón cơ năng: do hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh, chế độ ăn thiếu chất xơ và không cung cấp nước đủ, trẻ hay nhịn đi ngoài.
– Táo bón thực thể: do nguyên nhân thần kinh như thần kinh dạ dày – ruột (Bệnh Hirschsprung – phình đại tràng bẩm sinh) hoặc thần kinh trung ương (bại não, thoát vị màng não tủy, u dây sống, tật nứt dọc tủy sống), do nội tiết chuyển hóa hoặc bệnh hệ thống như suy giáp trạng, đa xơ cứng, tăng hoặc giảm can xi máu…
Đối với táo bón cơ năng, ngoài các triệu chứng nêu trên, trẻ có thể chán ăn, chướng bụng, đau bụng. Các triệu chứng này sẽ hết khi trẻ đi ngoài được.
Táo bón thực thể có thể có máu trong phân, xuất hiện các triệu chứng ngoài ruột, không đáp ứng với điều trị thông thường, trẻ chậm phát triển.
Nguyên tắc điều trị táo bón cơ năng là thụt tháo phân, nhuận tràng, chế độ ăn giàu chất xơ và huấn luyện cho trẻ đi ngoài. Đối với táo bón thực thể thì cần điều trị theo nguyên nhân tại các bệnh viện.
Ở người lớn, người bệnh được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau: đi tiêu ít hơn 3 lần/tuần, khó khăn trong đại tiện, phân khô cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, mỗi lần đại tiện cần có sự trợ giúp như dùng tay móc phân ra.
Nguyên nhân gây táo bón ở người lớn gồm nguyên phát (táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu) và thứ phát. Táo bón mãn tính kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như vết nứt hậu môn, tắc ruột hay sa trực tràng. Để phòng bệnh, cần điều chỉnh chế độ ăn uống như áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, uống đủ nước (2 lít/ngày), hạn chế rượu, cà phê, trà. Thay đổi thói quen sinh hoạt như đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Tập thể dục đều đặn, thường xuyên hàng ngày.
TPBVSK Cốm Nonitabon với công dụng hỗ trợ bổ sung chất xơ tự nhiên, hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ giảm táo bón. Cốm Nonitabon được hỗ trợ dùng cho người lớn và trẻ em bị táo bón, người ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ. Vai trò của từng thành phần như sau:
– FOS (Fructo Oligo Saccharide) và Inulin, những Prebiotics có lợi, là những loại chất xơ tự nhiên không bị tiêu hoá khi vào cơ thể Khi đến ruột, FOS và Inulin GOS kích thích sự tăng trưởng của những vi khuẩn có lợi (Lactobacillus và Bifidobacteria) giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa táo bón, tăng cường hấp thu các chất dinh dưỡng.
FOS và Inulin hỗ trợ kích thích nhu động ruột, tăng độ mềm của phân, cải thiện tình trạng táo bón.
– Cao khô trái nhàu: hỗ trợ hệ tiêu hóa, lợi tiểu, nhuận tràng, hỗ trợ điều trị bệnh táo bón.
– Vitamin B1 và B6 có tác dụng như chất làm mềm phân tự nhiên, kích thích co bóp đường ruột giúp việc tống xuất phân ra ngoài dễ dàng, cải thiện táo bón.
Usage
- Mix with 35-40 ml of warm water or take with food, chew directly. Can be used frequently
to supplement green vegetables and prevent constipation. - Children from 1- under 2 years old: Take 1 sachet/time, once a day
- Children from 2-12 years old: Take 1 sachet/time, 2 times a day
- Children over 12 years old and adults: Take 1-2 sachets/time, 2 times a day.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn: Báo Sức khoẻ đời sống