Những điều bạn cần biết về bệnh thoái hóa khớp

Những điều bạn cần biết về bệnh thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp thường gặp ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm gần đây, số người trẻ tuổi mắc căn bệnh này ngày càng tăng. Việc hiểu rõ về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người có kiến thức cần thiết để phát hiện sớm bệnh và có phương pháp phòng ngừa hiệu quả.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng sụn khớp – bộ phận có chức năng bảo vệ và giảm ma sát trong khớp bắt đầu bị bào mòn, phá vỡ cấu trúc. Ngoài ra, các mô xung quanh cũng có thể bị tổn thương, dịch nhầy bôi trơn tại khớp bị suy giảm, khiến các cử động tại đây trở nên khó khăn hơn.

Thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào. Tuy nhiên, các vị trí bị ảnh hưởng phổ biến nhất của cơ thể bao gồm:

  • Tay
  • Ngón tay
  • Vai
  • Cột sống, thường ở cổ hoặc lưng dưới
  • Hông
  • Đầu gối

Thoái hóa khớp xảy ra thường xuyên nhất ở người lớn tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở người lớn ở mọi lứa tuổi.

Quá trình thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể
Quá trình thoái hóa khớp có thể xảy ra ở bất kỳ khớp nào trên cơ thể

Triệu chứng thoái hóa khớp

Các triệu chứng phổ biến nhất của thoái hóa khớp bao gồm:

  • Đau khớp
  • Cứng khớp
  • Giảm khả năng vận động và vi chuyển động
  • Đau hoặc khó chịu khi dùng ngón tay ấn vào các vùng bị ảnh hưởng
  • Sưng tấy và nóng rán
  • Khi di chuyển các khớp thì phát ra âm thanh lạo xạo, lách tách hoặc lộp bộp

Nguyên nhân thoái hóa khớp

Các khớp bị thoái hóa có liên quan mật thiết đến độ tuổi. Bởi tuổi tác càng cao, quá trình lão hóa tự nhiên càng diễn ra mạnh mẽ. Lúc này, hệ xương khớp cũng chịu nhiều ảnh hưởng, suy yếu dần và bắt đầu thoái hóa.

Theo thời gian, lớp sụn khớp sẽ bị hao mòn, khiến các đầu xương cọ xát vào nhau và gây ra triệu chứng đau nhức. Một số yếu tố có thể tác động đến quá trình này:

  • Chấn thương: Chấn thương ở khớp do luyện tập thể thao quá độ, tai nạn… như rách sụn, trật khớp hoặc chấn thương dây chằng
  • Di truyền
  • Dị tật khớp bẩm sinh
  • Béo phì
  • Sinh hoạt sai tư thế như ngồi, nằm hay cúi gập người sai cách; khuân vác vật nặng thường xuyên; ngồi hoặc đứng lâu một chỗ, ít vận động.
  • Các nguyên nhân khác: Chế độ ăn thiếu chất, người thừa cân, phụ nữ sau sinh hoặc trong giai đoạn mãn kinh, tác dụng phụ khi lạm dụng 1 số loại thuốc.
Nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp liên quan đến tuổi tác
Nguyên nhân chủ yếu gây thoái hóa khớp liên quan đến tuổi tác

Thoái hóa khớp so với viêm khớp dạng thấp

Thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp (RA) là 2 bệnh lý khác nhau. Thoái hóa khớp là tình trạng thoái hóa dần dần các sụn khớp, có nghĩa là tăng mức độ nghiêm trọng theo thời gian. 

Còn viêm khớp dạng thấp là một dạng rối loạn tự miễn dịch của cơ thể. Hệ thống miễn dịch “hiểu nhầm” lớp hoạt dịch – lớp lót mềm xung quanh khớp là mối đe dọa đối với cơ thể, khiến cơ thể tấn công khu vực đó. Khi hệ thống miễn dịch khởi động cuộc tấn công, sự tích tụ chất lỏng trong khớp xảy ra, hậu quả là gây cứng khớp, đau, sưng và viêm.

Để xác định chính xác tình trạng bệnh về khớp, bạn nên thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Biến chứng của thoái hóa khớp

Mặc dù thoái hóa khớp không gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, việc bệnh không trực tiếp gây tử vong không có nghĩa là không nguy hiểm vì thoái hóa khớp sẽ khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh giảm đi rõ rệt, hạn chế khả năng vận động.

Các biến chứng thoái hóa khớp có thể gây ra gồm:

  • Hoại tử xương
  • Xói mòn dây chằng và gân
  • Liệt

Chẩn đoán thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp là bệnh thường phát triển chậm. Có thể khó chẩn đoán cho đến khi nó bắt đầu gây ra các triệu chứng đau đớn hoặc suy nhược. Bệnh thoái hóa khớp thường sử dụng các phương pháp sau để chẩn đoán bệnh:

  • Chụp X-quang: đánh giá mức độ tổn thương qua hình ảnh vị trí khớp
  • Chụp MRI: đánh giá những tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp và dây chằng.
  • Xét nghiệm máu để loại trừ các tình trạng khác gây đau khớp, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp. 
  • Phân tích chất lỏng hoạt dịch (khớp) giúp xác định xem bệnh gout hoặc nhiễm trùng có phải là nguyên nhân cơ bản gây bệnh về khớp không.

Biện pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp có chữa được không là thắc mắc của không ít người. Tùy theo mức độ tổn thương khớp mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị thoái hóa khớp phù hợp với từng đối tượng cụ thể như:

Thuốc tây điều trị triệu chứng khi bị thoái hóa khớp

Một số nhóm thuốc giảm đau trong điều trị thoái hóa khớp 

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid: Loại thuốc phổ biến là Acetaminophen, Ibuprofen, Naproxen… Thuốc thường được dùng dưới dạng đường uống để giảm đau.
  • Thuốc giảm đau tại chỗ: Thuốc có dạng kem bôi, thuốc mỡ hoặc gel. Được dùng để bôi trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Nó giúp giảm đau và cứng khớp. Bác sĩ có thể chỉ định: Menthol, Salicylat…
  • Corticoid. Những loại thuốc theo toa có sẵn ở dạng uống. Chúng cũng có thể được tiêm trực tiếp vào khớp. Ví dụ bao gồm cortisone và triamcinolone acetonide (Kenalog-40, Zilertal).

Sử dụng thuốc tây có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng, bởi vậy, bạn nên tuân thủ dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua dùng. Nên chú ý tái khám định kỳ và nếu phát hiện dấu hiệu bất thường khi dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ để điều chỉnh hoặc thay đổi thuốc phù hợp hơn.

Sử dụng sản phẩm hỗ trợ chuyên biệt

Thoái hóa khớp là bệnh tiến triển lâu dài theo thời gian, bởi vậy, ngoài các biện pháp khắc phục triệu chứng bệnh tạm thời, bạn nên chú ý bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết để phục hồi, tái tạo sụn khớp, tăng khả năng đàn hồi và sự dẻo dai cho khớp.

  • Glucosamine: Đây là một trong những thành phần tạo sụn tự nhiên, tăng lượng chất nhầy bôi trơn khớp, giúp khớp cử động linh hoạt hơn. Nó cũng kích thích khả năng tái tạo sụn và ngăn ngừa tổn thương sụn khớp.
  • Chondroitin sulfat: đóng vai trò như nguyên liệu chính trong quá trình tái tạo mô sụn khớp và xương. Chondroitin sulfate thường được bác sĩ chỉ định sử dụng kết hợp với Glucosamin sulfat như một chế phẩm bổ sung dinh dưỡng giúp điều trị thoái hóa khớp hiệu quả.
  • Collagen type II: giúp nuôi dưỡng và duy trì độ bền chắc, dẻo dai cho sụn khớp. Đồng thời, Collagen type II kiến tạo lớp sụn khớp vững vàng giúp bảo vệ các đầu khớp xương an toàn, từ đó xương có thể chuyển động một cách trơn tru và linh hoạt.
Bổ sung collagen là giải pháp hữu hiệu phục hồi sụn khớp
Bổ sung collagen là giải pháp hữu hiệu phục hồi sụn khớp

Liệu pháp nhiệt và lạnh

Bạn có thể thử nghiệm liệu pháp nhiệt hoặc lạnh để giảm đau và cứng cơ. Chườm nóng hoặc lạnh lên các khớp bị đau trong 15 đến 20 phút, vài lần mỗi ngày.

Các lựa chọn điều trị thay thế khác: Châm cứu, vật lý trị liệu, xoa bóp trị liệu

Phòng ngừa thoái hóa khớp

Kết hợp chế độ ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học có thể hỗ trợ tốt trong việc cải thiện sức khoẻ và phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp. Cụ thể như sau:

  • Thường xuyên tập luyện thể thao với cường độ vừa phải để tăng cường sự dẻo dai và sức khỏe xương khớp. Những môn thể thao mà người bị thoái hóa sụn khớp có thể luyện tập như yoga, đi bộ, bơi lội…
  • Đảm bảo tư thế đúng khi sinh hoạt, làm việc để tránh gây tổn thương cho hệ xương khớp. Hạn chế mang vác nặng hoặc làm các động tác quá sức.
  • Tránh chấn thương bằng cách khởi động kỹ lưỡng trước khi tham gia các hoạt động thể lực, mang giày vừa vặn, tập luyện trên bề mặt mềm. Nếu không may bị chấn thương, nên thăm khám sớm để điều trị kịp thời.
  • Kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ giúp hạn chế trọng lượng cơ thể tác động lên hệ thống dây chằng và xương khớp.
  • Ngủ đủ giấc: Cho cơ nghỉ ngơi có thể làm giảm sưng và viêm. Ngủ đủ giấc vào ban đêm cũng có thể giúp bạn kiểm soát cơn đau hiệu quả hơn.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung các thực phẩm tốt cho xương khớp như thực phẩm giàu canxi, glucosamine, chondroitin, omega-3, vitamin D, vitamin B…
  • Duy trì lối sống lành mạnh, hạn chế bia rượu, hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích. Ngoài ra, nên kiểm soát căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái.

Thoái hóa khớp không đe dọa tới tính mạng. Nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn tới tàn phế. Do đó, khi có các dấu hiệu bệnh, bạn nên tới các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn miễn phí 1800.64.68.66 để được dược dĩ tư vấn chi tiết.

—————————————–

Thông tin dành cho bạn:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Flexglu

Ingredient: Glucosaminsulfat, Chondroitinsulfat, Acid Hyaluronic, Bromelain, Pyridoxine hydrochloride, Calci carbonat, Collagen type II, Methylsulfonylmethane, Thiamine hydrochloride, Vitamin D3.

Indications

  • Support to increase joints’ fluid, keep the cartilage healthy,increase the joints’ elasticity, maintain joints’ flexibility.
    Support to reduce symptoms of rheumatoid arthritis, osteoarthritis, reduce the risk of joint aging.
  • Support to reduce symptoms of rheumatoid arthritis, osteoarthritis, reduce the risk of osteoarthritis.

Users

  • People with rheumatoid arthritis
  • People with swollen, painful joints, dried joints, stiff joints
  • People have osteoarthritis

Usage

  • Take 2 capsules each time x 2 times daily. After meals.

Reference source: https://www.healthline.com/health/osteoarthritis

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

SPECIAL CONSULTATION

Fill in the information to get a free expert consultation
Same category

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.