Aticef: Thành phần, tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Aticef: Thành phần, tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Aticef: Thành phần, tác dụng, cách dùng và lưu ý quan trọng

Aticef là thuốc được dùng phổ biến trong điều trị nhiễm khuẩn. Vậy thành phần của thuốc là gì? Thuốc được chỉ định trong những bệnh cảnh nào? Cách bảo quản thuốc ra sao? Phụ nữ mang thai và cho con bú có được sử dụng? Tất cả sẽ được bật mí trong bài viết sau.

Aticef là thuốc gì?

Aticef là thuốc điều trị nhiễm khuẩn bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc do Công ty cổ phần Dược Hậu Giang chịu trách nhiệm sản xuất.

Hoạt chất trong Aticef: Cefadroxil
Thuốc chứa thành phần tương tự: Cefadroxil 250 mg, DrocefVPC 500, Droxistad Kid 250 mg, Droxicef 500 mg, Mekocefal 250.

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng
Thuốc được bào chế dưới dạng viên nang cứng

Thành phần

Thành phần của thuốc bao gồm:

Cefadroxil (dưới dạng cefadroxil monohydrat) 500 mg

Tá dược vừa đủ 1 viên bao gồm: magnesi stearat, sodium starch glycolate, aerosil, talc.

Công dụng của từng thành phần 

Cefadroxil có công dụng dược lý là kháng sinh bán tổng hợp. Cefadroxil thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1. Vì vậy, chúng có khả năng diệt khuẩn, ngăn sự nhân lên của vi khuẩn nhờ vào sự ức chế thành tế bào vi khuẩn.

Cefadroxil còn hiệu quả ở các vi khuẩn Gram dương cụ thể là: Staphylococcus (sinh và không sinh penicillinase), các chủng Streptococcus tán huyết, Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes. Bên cạnh đó, các vi khuẩn Gram âm bị bất hoạt bởi Cefadroxil bao gồm: Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Proteus mirabilis và moraxella. Hiện nay, Cefadroxil thường giảm hiệu quả với Haemophilus influenzae.

Tác dụng Aticef

Thuốc điều trị các bệnh lý nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn còn nhạy cảm từ nhẹ đến vừa. Vì thế, Aticef được chỉ định ở những tình huống sau:

  • Nhiễm trùng đường hô hấp trên: viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa, viêm mũi xoang, viêm thanh quản.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp dưới: viêm phế quản, phổi, viêm phổi thùy, viêm phế quản cấp tính và mạn tính, áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, viêm màng phổi.
  • Thuốc được thải trừ qua đường niệu nên có thể dễ gây nhiễm khuẩn, bao gồm: viêm thận, bể thận cấp và mạn tính, viêm bàng quang, viêm niệu đạo, nhiễm khuẩn phụ khoa.
  • Điều trị các vết thương tại da do vi khuẩn: nhọt, viêm quầng, viêm hạch bạch huyết, áp xe, viêm mô tế bào, loét do nằm lâu, viêm vú.
  • Một số nhiễm trùng khác: viêm cơ xương, viêm xương tủy, viêm xương khớp nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn trong sản khoa.

Cách dùng và liều dùng Aticef

Cách dùng

Thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 1 được hấp thu tốt ở đường tiêu hoá. Vì vậy, bạn cần nuốt cả viên hoặc nuốt cùng với một chất lỏng thích hợp như nước lọc để thuốc được hấp thu tối đa.

Thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn. Do đó, bạn nên uống thuốc trước hoặc trong bữa ăn. 

Liều dùng cho từng đối tượng

  • Đối với người bệnh trên 40kg: 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên 500mg) x 2 lần/ngày.
  • Đối với những tình trạng nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nhẹ đến trung bình: 500mg (tương đương 1 viên) x 2 lần/ngày.
  • Đối với những tình trạng nhiễm trùng hô hấp và xương khớp nặng: Có thể cần liều dùng tới 1000mg (2 viên) x 2 lần/ngày.
  • Đối với những tình trạng nhiễm trùng tại da và mô mềm: 1000mg (tương đương 2 viên) x 1 lần/ngày.
  • Liều dùng đối với trẻ em trên 6 tuổi 500mg (tương đương 1 viên) x 2 lần/ngày.
  • Đối với người có chức năng thận bị suy giảm: Khuyến nghị chỉnh liều đối với những bệnh nhân có độ thanh thải creatinin giảm dưới 50ml/phút. Liều khởi đầu nên là: 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên).

Những liều tiếp theo có thể điều chỉnh như sau:

  • Độ thanh thải creatinin dưới 10ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 36 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 25ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 24 giờ.
  • Độ thanh thải creatinin dưới 50ml/phút: Liều 500 – 1000mg (tương đương 1 – 2 viên), cách mỗi 12 giờ.

Thời gian điều trị phải duy trì tối thiểu từ 5 – 10 ngày hoặc đúng chỉ định của chuyên gia y tế.

Aticef giá bao nhiêu?

Thuốc có 2 dạng đóng gói: hộp hoặc lọ thuốc. Giá bán của lọ thuốc 200 viên Aticef khoảng 2.625 đồng/viên. Giá kê khai của hộp bao gồm 2 vỉ x 7 viên/ vỉ là 2.730 đồng/viên.

Tác dụng phụ của Aticef

Khi dùng thuốc, người sử dụng có thể gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn:

  • Tác dụng bất thường thường gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. 
  • Tác dụng bất thường ít gặp hơn: dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo, ngứa bộ phận sinh dục, bệnh nấm Candida, phát ban, nổi mề đay, tăng bạch cầu ái toan, đau tinh hoàn hoặc tăng transaminase có hồi phục.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: sốt, phản ứng phản vệ, rối loạn tiêu hoá, viêm kết tràng giả mạc. Bệnh huyết thanh, giảm tiểu cầu, test Coombs dương tính, hội chứng Lyell. Giảm bạch cầu trung tính, thiếu máu tan máu, phù mạch, hội chứng Stevens – Johnson. Vàng da ứ mật, tăng AST, ALT. Nhiễm độc thận có tăng tạm thời ure và creatinin máu hoặc viêm thận kẽ có hồi phục. Co giật (khi dùng liều cao và khi chức năng thận suy giảm), kích động, đau đầu, đau khớp.

Tương tác thuốc

Một số thuốc khi kết hợp với Aticef có thể làm cho sinh khả dụng và dược lực giảm đáng kể:

  • Cholestyramin dùng phối hợp với Aticef làm chậm sự hấp thu của Aticef. 
  • Probenecid kết hợp với Aticef có thể làm giảm khả năng làm giảm bài tiết Aticef.
  • Dùng đồng thời Aticef với thuốc aminoglycosid hoặc furosemid có thể làm tăng độc tính cho thận.

Đối tượng chống chỉ định dùng Aticef

Chống chỉ định với những đối tượng có tiền căn dị ứng với các kháng sinh nhóm Cephalosporin.

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú có uống được Aticef?

Phụ nữ có thai và mẹ cho con bú chỉ được dùng thuốc khi thật sự cấp thiết và dưới sự giám sát của chuyên gia y tế.

Đối tượng thận trọng khi dùng Aticef

  • Người bệnh có tiền căn mẫn cảm với Penicilin
  • Bệnh nhân có chức năng thận suy giảm với độ thanh thải creatinin < 50m² /phút.
  • Sử dụng thuốc lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng của các chủng không nhạy cảm. Người dùng thuốc cần được theo dõi chặt chẽ. Nếu bị bội nhiễm, bệnh nhân phải ngừng sử dụng ngay.
  • Thực tế ghi nhận có trường hợp viêm đại tràng giả mạc do các kháng sinh phổ rộng. Vì vậy,  cần nghĩ ngay tới chẩn đoán này khi người bệnh xuất hiện triệu chứng tiêu chảy nặng sau khi dùng thuốc. Nên thận trọng đối với bệnh nhân đường tiêu hóa, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng.
  • Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và sinh non vì chưa có ghi nhận hiệu quả cụ thể.

Xử lý khi quá liều Aticef

Các dấu hiệu quá liều cấp tính cần lưu ý: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy. Đôi khi xảy ra hiện tượng quá mẫn thần kinh cơ, dẫn đến co giật, đặc biệt trên những bệnh nhân mắc bệnh suy thận.

Khi xảy ra hiện tượng quá liều, người bệnh cần liệt kê tất cả những thuốc kê đơn và không kê đơn đang sử dụng để chuyên gia y tế đưa ra quyết định xử trí.

Trường hợp quên liều Aticef

Uống thuốc Aticef ngay khi nhớ ra. Khi thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục liều thuốc kế tiếp. Không dùng cùng lúc 2 liều để bổ sung thêm cho liều đã bị bỏ lỡ.

Lưu ý gì khi sử dụng

Hiếm có trường hợp thuốc tác động đến quá trình lái xe và vận hành máy móc.

Cách bảo quản

Bảo quản ở khu vực cao ráo, khô thoáng, nhiệt độ không vượt quá 30°C và tránh ánh nắng từ mặt trời.

Aticef là thuốc kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 1 được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Thuốc được dùng điều trị các bệnh nhiễm khuẩn tại đường hô hấp, tiết niết, da và mô mềm,…Khi dùng thuốc, bệnh nhân xuất hiện thêm dấu hiệu nôn, buồn nôn, tiêu chảy,…cần tái khám để được xử trí nhanh chóng.

* Các thông tin về thuốc trên duocphamdragon.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.