Đừng coi thường bệnh loãng xương

Đừng coi thường bệnh loãng xương

Loãng xương là một trong những tình trạng bệnh có thể gây nhiều hậu quả nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng sống của không ít người lớn tuổi. Đáng chú ý là bệnh tiến triển thầm lặng, chỉ khi chuyển nặng thì mọi người mới phát hiện ra khiến việc điều trị trở nên khó khăn và tốn kém.

Loãng xương là gì?

Loãng xương là tình trạng giảm khối lượng xương, xương trở nên yếu, giòn và dễ gãy, đến mức một cú ngã hoặc thậm chí những tác động nhẹ như cúi xuống hoặc ho cũng có thể gây gãy xương. Vị trí thường gặp nhất là ở hông, cổ tay hoặc cột sống.

Xương là mô sống liên tục bị phá vỡ và thay thế. Loãng xương xảy ra khi quá trình tạo xương mới không theo kịp với quá trình mất xương cũ.

Giảm mật độ khoáng xương dẫn đến bệnh loãng xương
Giảm mật độ khoáng xương dẫn đến bệnh loãng xương

Triệu chứng của loãng xương

Thường không có triệu chứng trong giai đoạn đầu của quá trình loãng xương. Nhưng một khi xương của bạn bị suy yếu do loãng xương, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm:

  • Đau lưng do gãy hoặc xẹp đốt sống
  • Giảm chiều cao theo thời gian
  • Tư thế khom lưng
  • Xương dễ gãy hơn nhiều so với dự kiến

Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây loãng xương

Xương của bạn luôn ở trạng thái đổi mới – xương mới được tạo ra và xương cũ bị phá vỡ. Khi bạn còn trẻ, cơ thể bạn tạo ra xương mới nhanh hơn so với phá hủy xương cũ và khối lượng xương tăng lên. Sau 20 tuổi, quá trình này chậm lại và hầu hết mọi người đều đạt được khối lượng xương cao nhất ở tuổi 30. Khi mọi người già đi, khối lượng xương bị mất đi nhanh hơn tốc độ được tạo ra.

Khả năng bạn bị loãng xương như thế nào phụ thuộc một phần vào khối lượng xương bạn đạt được khi còn trẻ. Dưới đây là 1 số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loãng xương:

  • Tuổi tác: Khi chúng ta già đi, quá trình phá huỷ xương diễn ra nhanh hơn. Đây là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương
  • Nồng độ estrogen thấp ở phụ nữ: do phụ nữ thường có xương nhỏ hơn và mỏng hơn so với nam giới. Một lý do khác là estrogen, một loại hormon bảo vệ xương của phụ nữ giảm mạnh khi đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh.
  • Nồng độ testosterone thấp ở nam: Khi nồng độ testosterone ở mức thấp, khối lượng xương sẽ bị mất dần theo thời gian và cuối cùng dẫn đến xương yếu, dễ bị gãy ngay với chấn thương nhẹ.
  • Thuốc men: dùng corticosteroid đường uống và tiêm trong thời gian dài, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương. Thuốc tuyến giáp, thuốc hóa trị và những thuốc khác cũng có thể dẫn đến bệnh lý này.
  • Bệnh lý: Các bệnh lý liên quan đến loãng xương bao gồm bệnh đái tháo đường, các bệnh viêm tự miễn, bệnh tuyến giáp, hội chứng kém hấp thu…
  • Bộ khung cơ thể nhỏ và trọng lượng thấp: Những người gầy và nhỏ nhắn có nguy cơ cao bị loãng xương
  • Di truyền
  • Lối sống: cơ thể không được cung cấp đủ vitamin D và canxi, lối sống ít vận động, hút thuốc lá, uống rượu nhiều,…
Tuổi tác là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương
Tuổi tác là yếu tố chính góp phần vào sự phát triển của bệnh loãng xương

Biến chứng của loãng xương

Gãy xương, đặc biệt là ở xương sống hoặc xương hông, là biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh loãng xương. Gãy xương hông thường do ngã và có thể dẫn đến tàn tật và thậm chí tăng nguy cơ tử vong trong năm đầu tiên sau chấn thương.

Trong một số trường hợp, gãy xương cột sống có thể xảy ra ngay cả khi bạn không bị ngã. Các xương tạo nên cột sống của bạn (đốt sống) có thể yếu đi đến mức bị xẹp xuống, điều này có thể dẫn đến đau lưng, giảm chiều cao và tư thế khom về phía trước.

Phòng ngừa bệnh loãng xương

Dinh dưỡng tốt và tập thể dục thường xuyên là điều cần thiết để giữ cho xương khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của bạn.

Bổ sung Canxi

Đàn ông và phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 50 cần 1.000 miligam canxi mỗi ngày. Lượng hàng ngày này tăng lên 1.200 miligam khi phụ nữ bước sang tuổi 50 và nam giới bước sang tuổi 70.

Các nguồn canxi tốt bao gồm:

  • Các sản phẩm từ sữa ít chất béo
  • Rau lá xanh đậm
  • Cá hồi đóng hộp hoặc cá mòi có xương
  • Các sản phẩm đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ
  • Ngũ cốc tăng cường canxi và nước cam

Nếu bạn cảm thấy khó có đủ canxi từ chế độ ăn uống của mình, hãy cân nhắc việc bổ sung canxi từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe. 

Bổ sung canxi giúp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả
Bổ sung canxi giúp phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D cải thiện khả năng hấp thụ canxi của cơ thể và cải thiện sức khỏe của xương theo những cách khác. Mọi người có thể nhận được vitamin D từ ánh sáng mặt trời, nhưng nếu bạn ở trong nhà hoặc thường xuyên sử dụng kem chống nắng thì sẽ hạn chế việc hấp thu vitamin D.

Các nguồn vitamin D trong chế độ ăn uống bao gồm dầu gan cá, cá hồi, sữa, ngũ cốc… Những người không có các nguồn vitamin D khác và đặc biệt là ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể cần bổ sung. Hầu hết các sản phẩm vitamin tổng hợp chứa từ 600 đến 800 IU vitamin D. Liều bổ sung 4.000 IU vitamin D mỗi ngày là an toàn cho hầu hết mọi người.

Tập thể dục thường xuyên

Tập thể dục có thể giúp bạn xây dựng xương chắc khỏe và làm chậm quá trình mất xương. Tập thể dục sẽ có lợi cho xương của bạn bất kể bạn bắt đầu từ khi nào, nhưng bạn sẽ thu được nhiều lợi ích nhất nếu bắt đầu tập thể dục thường xuyên khi còn trẻ và tiếp tục tập luyện trong suốt cuộc đời.

Kết hợp các bài tập rèn luyện sức mạnh với các bài tập chịu trọng lượng và giữ thăng bằng. Tập luyện giúp tăng cường cơ bắp và xương ở cánh tay, phần trên cột sống của bạn. 

Các bài tập chịu sức nặng như đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, nhảy dây, trượt tuyết và các môn thể thao tác động mạnh chủ yếu ảnh hưởng đến xương ở chân, hông và phần dưới cột sống của bạn. Các bài tập thăng bằng như thái cực quyền có thể làm giảm nguy cơ té ngã, đặc biệt là khi bạn già đi.

Theo thời gian, sự lão hóa của hệ thống xương khớp là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, mỗi cá nhân nên chủ động tìm hiểu và có biện pháp phòng ngừa loãng xương để làm chậm quá trình này. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về bệnh loãng xương thì hãy gọi đến tổng đài miễn cước 1800.64.68.66 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.

  ——————————-

Thông tin tham khảo:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Canxi D3

Thành phần: Canxi lactat, L-Lysine HCl, Nano Canxi hydroxyapatite, Taurine, Magie, Vitamin PP, Kẽm, Vitamin K2, Vitamin D3

Công dụng:

  • Bổ sung canxi cho cơ thể, giúp xương răng chắc khỏe. 
  • Hỗ trợ phát triển chiều cao ở trẻ em, giảm nguy cơ loãng xương ở người cao tuổi. 
  • Hỗ trợ giảm thiếu hụt canxi ở phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú

Đối tượng sử dụng:

  • Trẻ em còi xương, chậm mọc răng. 
  • Trẻ em đang trong thời kì phát triển chiều cao cần bổ sung canxi. 
  • Người có nhu cầu canxi cao như: phụ nữ có thai, cho con bú; người bị loãng xương, người cao tuổi

Cách dùng:

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sỹ/dược sỹ. 
  • Trẻ 1-2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày. 
  • Trẻ 2-7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày. 
  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 1-2 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Uống sau ăn sáng và trưa từ 30-60 phút

Nguồn tham khảo: 

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/osteoporosis/symptoms-causes/syc-20351968

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.