Đa số người bị viêm đại tràng thường cảm thấy lo lắng với những tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh điều trị bệnh trong thời gian dài. Chính vì thế, hiện nay xu hướng chữa bệnh bằng y học cổ truyền từ những loại thảo dược tự nhiên được nhiều người tìm hiểu và áp dụng. Trong bài viết hôm nay, sẽ tổng hợp và gửi đến bạn một số thảo dược giảm viêm đại tràng nổi tiếng, được sử dụng phổ biến.
Mục lục
ToggleCủ nghệ vàng
Củ nghệ là gia vị quen thuộc trong mọi gia đình, chắc hẳn ai ai cũng đều biết. Bên cạnh đó, nghệ còn là vị thuốc nam nổi tiếng dùng để chữa các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, nhất là dạ dày và đại tràng. Trong dân gian có bài thuốc kết hợp tinh bột nghệ với mật ong nguyên chất để cải thiện các cơn đau dạ dày hoặc viêm đại tràng.
Về khía cạnh y học hiện đại, nghệ có chứa thành phần Curcumin với khả năng kháng viêm và kháng khuẩn tốt, giúp loại trừ các vi khuẩn gây hại trong đường ruột, từ đó làm lành vết loét trên thành đại tràng, khắc phục tổn thương trong đại tràng. Ngày nay, công nghệ hiện đại còn giúp bào chế Curcumin dưới dạng phân tử Nano siêu nhỏ, có tác dụng thẩm thấu sâu, đem đến hiệu quả hơn gấp nhiều lần so với bột nghệ thông thường.
Lá mơ lông
Lá mơ lông (còn gọi là mơ tam thể) là một loại rau ăn kèm khá phổ biến, thường dùng với các thực phẩm giàu đạm. Lá mơ lông có nhiều tác dụng rất tốt đối với người mắc viêm đại tràng và được sử dụng như một vị thuốc điều trị từ nhiều đời nay.
Theo các tài liệu hiện đại, các thành phần trong lá mơ lông có tác dụng sát khuẩn, tiêu protein, rất tốt cho bệnh viêm đại tràng. Có rất nhiều bài thuốc có sử dụng lá mơ lông để cầm tiêu chảy do các nguyên nhân khác nhau, trong đó có viêm đại tràng thể lỏng.
Mật ong
Mật ong là một vị thuốc quý có tác dụng bổ tỳ vị, giải được, giảm đau, sát khuẩn, chữa, bảo vệ vùng viêm loét, thường được dùng làm thuốc bổ ngũ tạng, tăng cường thể lực, giảm triệu chứng các bệnh tiêu hóa như viêm đại tràng, viêm dạ dày – tá tràng, giảm ho, giải độc của ô đầu….
Trong nghiên cứu khoa học hiện đại, mật ong có chứa chất kháng khuẩn tự nhiên là hydroperoxide, glucose oxidase vì vậy có khả năng ức chế vi khuẩn gây ra tình trạng viêm loét. Nên mật ong cũng là một dược liệu được ứng dụng phổ biến trong hỗ trợ cải thiện triệu chứng của viêm đại tràng.
Củ riềng
Giềng trong y học cổ truyền còn có tên gọi là Lương khương, có vị cay, tính nóng, quy kinh tỳ và vị. Công dụng của Lương khương là ôn trung, tán hàn, tiêu thực giảm đau, nhờ đó mà thường dùng để trị các chứng như đau thượng vị, ăn không tiêu, ợ hơi, nôn mửa, tiêu hóa kém,…
Theo y học hiện đại, Lương khương chứa hàm lượng tinh dầu 0.5-1%. Trong đó thành phần chủ yếu là Methyl cinnamate và Cineol. Ngoài ra còn có tinh dầu vị cay Galangola và các Flavonoid khác như Kamferol, Galangin và Aspirin. Với các hoạt chất trên, Lương khương đem lại nhiều lợi ích tốt cho bệnh viêm dạ dày, viêm đại tràng.
Củ gừng
Tương tự như riềng và nghệ, gừng cũng là một loại gia vị vô cùng quen thuộc và phổ biến trong đời sống. Theo y học cổ truyền, Can khương có vị cay, tính nhiệt. Quy kinh tâm, phế, tỳ, vị và có công dụng hồi dương, trừ hàn, tiêu đàm,.. chủ trị các bệnh về đường tiêu hóa rất hiệu quả.
Đối với nền y học hiện đại củ gừng được giới nghiên cứu khoa học rất quan tâm do chứa nhiều hoạt chất có tác dụng tốt trong việc kháng khuẩn, giảm viêm loét và chống co thắt đại tràng. Vì vậy, đây cũng là một loại thảo dược dễ có, dễ tìm cải thiện tốt các triệu chứng của viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
Hoàng liên
Hoàng liên có vị đắng, tính hàn, quy kinh Tâm, Can, Tỳ, Vị, và không có độc tính. Có công năng tả hỏa, táo thấp, sát trùng, giải độc,… Nhờ đó mà Hoàng liên thường được dùng làm thuốc trị các vấn đề như đau bụng, chướng bụng, viêm ruột, tiêu hóa không tốt, nhiệt miệng,…
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu thành phần chính trong Hoàng liên chủ yếu là Alkaloid như Berberin (5-7%), Capsaicin, Palmatin, Worenine, Columbamin,… có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của một số loại vi khuẩn như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, vi khuẩn đường ruột; giảm nhu động ruột và chống viêm loét niêm mạc hiệu quả. Chính vì vậy, hoàng liên là một trong những thảo dược quý được sử dụng phổ biến giúp giảm triệu chứng của bệnh viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa…..
Mộc hương
Theo y học cổ truyền, cây Mộc hương có vị cay, đắng, tính ấm có tác dụng hành khí chỉ thống, kiện tỳ tiêu tích, chữa đau bụng, tả lỵ, nôn mửa,…
Còn theo y học hiện đại, thành phần chủ yếu của Mộc hương là các tinh dầu, chất nhựa và inulin. Không chỉ giúp tích trữ năng lượng, Inulin còn giúp giảm tình trạng táo bón, tăng tháo rỗng dạ dày, đại tràng và ngăn ngừa ung thư đại tràng và trực tràng.
Diếp cá
Diếp cá thường được biết đến với đặc tính thanh nhiệt, giải độc nhưng ít ai biết đến diếp cá cũng có công dụng hỗ trợ cải thiện viêm đại tràng hiệu quả.
Trong diếp cá có thành phần hóa học gồm các tinh dầu, flavonoid và alkaloid, trong đó có rất nhiều hoạt chất như quercetin, rutin, hyperin, camphene, retinol, vitamin K, axit propionic, axit linoleic, axit oleic,… đem lại dược tính cao như kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, tiêu diệt các vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa và làm ổn định nhu động ruột.
Chè dây
Chè dây có vị ngọt, tính mát, giúp giải độc, giảm đau chống viêm nên thường được dân gian hãm chè vừa là để thanh nhiệt làm mát cơ thể, vừa làm thuốc cải thiện các chứng bệnh tiêu hóa.
Về phương diện khoa học, có Nhiều bằng chứng nghiên cứu cho thấy, flavonoid toàn phần trong cây Chè dây có tác dụng giảm đau, chống viêm rất hiệu quả, tăng cường chức năng tiêu hoá, ức chế vi khuẩn phát triển giảm viêm đường ruột, giảm đau, làm lành nhanh các vết loét. Từ đó, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm đại tràng hiệu quả.
Ưu nhược điểm của giải pháp cải thiện viêm đại tràng từ thảo dược
Viêm đại tràng là một bệnh lý mạn tính, cần điều trị trong thời gian dài vì vậy ưu điểm khi dùng thảo dược đó là đảm bảo an toàn lành tính, ít gây tác dụng phụ, nguồn nguyên liệu giá rẻ, dễ tìm kiếm, đã được áp dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian.
Tuy nhiên, giải pháp này vẫn có những nhược điểm khiến không ít người đánh giá dùng thảo dược không có tác dụng như:
- Tác dụng chậm: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ, tác dụng chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài.
- Mất nhiều thời gian để thực hiện: Các bài thuốc dân gian mất nhiều thời gian để pha chế hoặc sắc thuốc, vì thế không tiện lợi khi sử dụng.
- Phù hợp với đối tượng bị bệnh ở mức độ nhẹ, mới khởi phát: Các nguyên liệu tự nhiên có dược tính nhẹ vì thế chỉ thích hợp với giai đoạn đầu khi bệnh còn nhẹ.
Trên đây là những loại thảo dược có tác dụng giảm viêm đại tràng, đem lại hiệu quả cao. Mong rằng, bạn sẽ sớm cải thiện các triệu chứng của bệnh gây ra để có thể lấy lại chất lượng cuộc sống như thường ngày. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800646866 để được hỗ trợ.
———–
Thông tin tham khảo
TPBVSK Đại Tràng TW28
Thành phần
Nano Curcumin, Cao chè dây, Cao mộc hương, Cao hoàng liên, Mật ong, Bột diếp cá, Bột can khương, Bột cao lương khương.
Công dụng
Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm đại tràng, triệu chứng do rối loạn tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần.
Đối tượng
Người bị viêm đại tràng, người bị rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như đau bụng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần
Cách dùng
- Trẻ em 6-12 tuổi: Mỗi lần 1 viên x 2-3 lần/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Mỗi lần 2 viên x2 lần/ngày.
Uống trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 30 phút.
Mỗi đợt sử dụng 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.