Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng là bệnh lý phổ biến chiếm 20% trong tổng số ca mắc các bệnh về cơ xương khớp. Nó ảnh hưởng đến 0,8-5% dân số trên thế giới, mọi lứa tuổi đều có thể mắc viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp là gì?

Viêm khớp dạng thấp được biết đến là một bệnh lý tự miễn dịch và là một bệnh toàn thân, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Viêm khớp dạng thấp xảy ra khi hệ thống miễn dịch bị nhầm lẫn các mô bình thường trong cơ thể là các yếu tố nguy hiểm và tạo ra các phản ứng miễn dịch tại các khớp, có thể ảnh hưởng đến phổi, mắt và tim.

Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra với người già
Viêm khớp dạng thấp thường xảy ra với người già

Nguyên nhân gây ra viêm khớp dạng thấp

Nguyên nhân khiến hệ miễn dịch hoạt động nhầm lẫn vẫn chưa được xác định. Di truyền được cho là yếu tố khiến một người có khả năng cao mắc viêm khớp dạng thấp. Một số giả thuyết cho rằng, vi khuẩn hoặc virus cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.

Quá trình dẫn đến viêm khớp dạng thấp thường là:

  • Các kháng thể của hệ thống miễn dịch tấn công màng hoạt dịch, là lớp màng trơn của khớp. Dẫn đến đau và viêm.
  • Tình trạng viêm khiến bao hoạt dịch dày lên.
  • Nếu không được điều trị, nó có thể xâm nhập và phá hủy sụn
  • Do mất lớp đệm giữa các đầu xương khiến các gân và dây chằng giữ khớp với nhau có thể bị yếu và căng ra.
  • Khớp bị suy yếu và biến dạng.

Ngoài các nguyên nhân kể trên, các chuyên gia cho rằng những người có nguy cơ mắc thoái hóa khớp cao sẽ có những yếu tố như:

  • Giới tính: Phụ nữ có nhiều khả năng bị viêm khớp dạng thấp hơn nam giới
  • Tuổi tác: Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường bắt đầu ở tuổi trung niên.
  • Tiền sử gia đình: Nếu một thành viên trong gia đình bạn bị viêm khớp dạng thấp, bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Hút thuốc: Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt nếu bạn có khuynh hướng di truyền phát triển bệnh. Hút thuốc lá cũng có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của bệnh hơn.
  • Môi trường: Mặc dù chưa được chứng minh, nhưng một số chất phơi nhiễm như amiăng hoặc silica có thể làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
  • Béo phì: Những người đặc biệt là phụ nữ từ 55 tuổi trở xuống có dấu hiệu thừa cân hoặc béo phì thì nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp cao hơn một chút.

Triệu chứng của viêm khớp dạng thấp

Các triệu chứng thường gặp của viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Đau, sưng và cứng ở nhiều khớp
  • Biến dạng khớp
  • Mệt mỏi, cảm thấy không khỏe
  • Đi bộ không vững, có thể mất chức năng và khả năng vận động
  • Sút cân
  • Sốt
Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp

Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa Dịch bệnh CDC, các triệu chứng thường ảnh hưởng lên các khớp và có biểu hiện đối xứng ở hai bên cơ thể. Các dấu hiệu và triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng và thậm chí có thể đến và biến mất. Tuy nhiên, trong thời gian bùng phát, chúng có thể rất nghiêm trọng.

Các biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp

Hiện không có cách chữa dứt điểm hoàn toàn viêm khớp dạng thấp, nhưng điều trị để cải thiện các triệu chứng là điều có thể giúp bạn: 

  • Giảm viêm cho khớp
  • Giảm đau
  • Giảm thiểu nguy cơ mất chức năng vận động do đau, tổn thương khớp hoặc biến dạng.
  • Làm chậm hoặc ngăn ngừa tổn thương khớp

Các lựa chọn bao gồm sử dụng thuốc, vật lý trị liệu, phẫu thuật.

  1. Sử dụng thuốc

Một số loại thuốc có thể giúp làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh: 

  • NSAIDs. 
  • Corticosteroid
  • Thuốc DMARDs
  • Một số tác nhân sinh học
  1. Vật lý trị liệu

Bạn có thể tìm đến sự giúp đỡ của một chuyên gia vật lý trị liệu, họ có thể dạy các bài tập thể dục giúp các khớp linh hoạt. Họ cũng có thể đề xuất những cách mới để thực hiện các công việc hàng ngày, điều này sẽ dễ dàng hơn cho các khớp của bạn.

  1. Phẫu thuật

Nếu thuốc không làm thuyên giảm các triệu chứng hoặc làm chậm quá trình tổn thương khớp bác sĩ có thể cân nhắc áp dụng biện pháp phẫu thuật để sửa chữa các khớp bị tổn thương. Phẫu thuật có thể giúp phục hồi khả năng vận động cũng như loại bỏ cơn đau của bạn.

Trong phẫu thuật viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm một hoặc nhiều thủ tục sau:

  • Tạo hình khớp: Trong thay thế toàn bộ khớp, bác sĩ phẫu thuật loại bỏ các phần bị hư hỏng và chèn một bộ phận giả bằng kim loại và nhựa, hoặc khớp nhân tạo.
  • Sửa chữa gân: Nếu gân bị lỏng hoặc đứt xung quanh khớp, phẫu thuật có thể giúp phục hồi chúng.
  • Cắt bao hoạt dịch: Thủ thuật này bao gồm việc cắt bỏ bao hoạt dịch nếu nó bị viêm và gây đau.
  • Ghép khớp: Bác sĩ phẫu thuật sẽ hợp nhất xương hoặc khớp để giảm đau và sắp xếp lại hoặc ổn định khớp.

Các phương pháp trên có thể giúp giảm nhanh các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, tuy nhiên sẽ gây nhiều tác dụng phụ và rủi ro kèm theo. Do đó, cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi áp dụng chúng.

Ngoài việc can thiệp các biện pháp điều trị bằng Tây y, từ xa xưa ông cha ta đã áp dụng nhiều bài thuốc Đông y để chữa viêm khớp dạng thấp, hay còn gọi là thấp khớp. Kết hợp nền tảng lâu đời của y học cổ truyền cùng sự phát triển của y học hiện đại, hiện nay các sản phẩm hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp đã ra đời. Nổi bật trên thị trường hiện nay phải kể đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Flexglu.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Flexglu với hành phần là glucosamine sulfate, chondrotin sulfat, bromelain, acid hyaluronic, methylsulfonymethane (MSM), collagen type II, vitamin D3, canxi carbonate, thiamin hydrochlorid (vitamin B1), pyridoxine hydrochlorid (vitamin B6) có tác dụng hỗ trợ tăng tiết dịch khớp, hỗ trợ duy trì sụn khớp, hỗ trợ tăng tính đàn hồi của khớp, hỗ trợ khớp vận động linh hoạt, hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, hỗ trợ giảm nguy cơ lão hóa khớp. Flexglu được sử dụng cho những người viêm khớp dạng thấp, sưng đau các khớp, khô khớp, cứng khớp, người có tình trạng thoái hóa khớp. 

Viêm khớp dạng thấp là một bệnh lý mãn tính và gây nhiều ảnh hưởng đến cơ thể và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thể hiểu hơn về bệnh lý này và lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.