5 vị thuốc trị mất ngủ hiệu quả

5 vị thuốc trị mất ngủ hiệu quả

Mất ngủ là một vấn đề sức khỏe phổ biến, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe tổng thể của con người. Người ta có câu: “Ăn được ngủ được là tiên, không ăn không ngủ mất tiền thêm lo” để thấy được rằng sự ăn và sự ngủ đối với cơ thể con người ta là vô cùng quan trọng.

Trong y học cổ truyền, mất ngủ được gọi là “thất miên” hoặc “bất mị,” có liên quan đến sự mất cân bằng âm dương, rối loạn khí huyết, tâm tỳ hư và ảnh hưởng đến các tạng như tâm, can, tỳ, thận.

1. Lá vông nem hỗ trợ trị mất ngủ

Vông nem là cây mọc hoang khắp Việt Nam, có hai bộ phận thường được dùng làm thuốc: Lá vông nem được dùng với tác dụng chính là an thần, vỏ cây vông nem còn gọi là ‘hải đồng bì’ được dùng trong các chứng tý (là các chứng đau ở nhục, cốt, bì như đau khớp, đau lưng, đau vai gáy, đau dây thần kinh tọa… do kinh mạch bị bế tắc gây ra).

Trong lá vông nem có chứa một alcaloid có tác dụng làm giảm hoặc có khi làm mất hẳn hoạt động của thần kinh trung ương, tuy nhiên không ảnh hưởng tới độ kích thích vận động và sự co bóp của cơ. Lá vông nem có tác dụng an thần được ứng dụng chữa các chứng tâm hồi hộp, ít ngủ hoặc mất ngủ, chống lo âu, phiền muộn. Tuy nhiên lá vông nem không phải là thuốc an thần trị nguyên nhân, mà chỉ là thuốc chữa triệu chứng, có tác dụng hỗ trợ làm dịu thần kinh, từ đó mà gây ngủ, giảm kích thích.

Cách dùng: 7-10 lá vông nem tươi hoặc khô, rửa sạch; vò nhẹ lá vông nem để lá dễ tiết ra hoạt chất hơn, sau đó đổ 500ml nước sôi vào, ủ trong khoảng 15-20 phút. Uống nước khi còn ấm, tốt nhất là trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Lưu ý: Những người huyết áp thấp không nên sử dụng thường xuyên vì trà vông nem có thể gây hạ huyết áp.

2. Nụ hoa tam thất

Theo y học cổ truyền, nụ hoa tam thất có vị đắng, tính ôn và có tác dụng bình thần, giảm đau, tán ứ huyết, rất tốt cho tim mạch, giúp ngăn ngừa, cải thiện các triệu chứng mất ngủ. Nghiên cứu cho thấy, hoa tam thất có chứa hàm lượng lớn hoạt chất saponin – một hoạt chất quý giúp ức chế trung khu thần kinh trung ương. Từ đó, nguyên liệu này có thể làm giảm căng thẳng, an thần, trị mất ngủ, khó ngủ, cải thiện giấc ngủ tốt.

Hơn nữa, trong hoa tam thất còn có các thành phần khác như canxi, sắt, sterol và các axit amin. Vì thế, nó có thể giúp kháng viêm, cầm máu và cải thiện chức năng của tim mạch, bồi bổ cơ thể và ổn định huyết áp.

Cách dùng: Dùng 3-5 nụ hoa tam thất hãm nước như trà, uống trước thời điểm đi ngủ khoảng 2 giờ, có thể phối hợp thêm với các vị thuốc khác như kỷ tử, long nhãn, táo đỏ… để giúp trà ngon, ngọt dịu và dễ uống hơn.

3. Lạc tiên

Lạc tiên là cây mọc hoang có ở khắp nơi tại Việt Nam, có vị ngọt, tính bình, quy vào kinh Tâm và kinh Can. Lạc tiên có tác dụng an thần, đáp ứng chủ yếu với các chứng mất ngủ, ngủ hay mơ, suy nhược thần kinh.

Lạc tiên là vị thuốc có tác dụng thanh can, giải nhiệt, chính vì thế mà tác dụng chính của nó là làm dịu hỏa ở Can bốc lên làm cho Tâm bị động, dẫn đến nhiễu loạn thần chí mà gây mất ngủ. Đây là vị thuốc nam dễ tìm, giá thành không quá đắt, thu hoạch bào chế cũng rất đơn giản.

Cách dùng: Chỉ cần phơi sấy khô sau đó sao vàng, mỗi ngày dùng lượng 16-30g sắc nước uống. Ngoài ra, dân gian thường lấy ngọn non của lạc tiên về làm món rau luộc hoặc nấu canh, quả chín vàng có thể ăn.

4. Tâm sen

Tâm sen hay còn gọi là liên tâm hay liên tử tâm là chồi mầm phơi hay sấy khô lấy ở hạt sen. Tâm sen là vị thuốc có tính chuyên biệt, đi vào tạng Tâm. Theo y học cổ truyền, tâm sen có vị đắng, tính hàn nên có công lực giải hỏa nhiệt ở Tâm rất tốt, đặc biệt các trường hợp Tâm có hỏa nhiệt thịnh, dùng phù hợp với các chứng hồi hộp, mất ngủ, lo sợ…

Tâm sen là vị có độc, cần bào chế trước khi dùng. Lấy quả bế ở gương sen đã chín già, loại bỏ vỏ cứng bên ngoài, bóc lớp vỏ lụa đỏ, lấy tâm sen, phơi sấy nhẹ 40-50 độ cho đến khi khô. Đem tâm sen sao vàng trước khi sử dụng để khử độc tố.

Cách dùng: 8-10g/ngày, hãm nước uống trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ.

5. Long nhãn

Long nhãn là cùi của quả nhãn Euphoria longana, họ Bồ hòn Sapindaceae, đem phơi khô. Cây nhãn được trồng lấy quả ở khắp mọi miền đất nước ta, nổi tiếng nhất là nhãn lồng Hưng Yên. Quả nhãn không còn xa lạ với mỗi người dân. Khi đến mùa ngoài ăn tươi, thường phơi sấy khô nhãn tạo long nhãn để làm thuốc, dân gian thì dùng nấu chè với tác dụng bổ dưỡng và thanh nhiệt.

Theo đông y, long nhãn có vị ngọt, tính bình quy kinh Tâm, Tỳ. Tác dụng bổ ích tâm tỳ, dưỡng huyết, an thần, dùng nhiều trong các chứng mất ngủ, trí nhớ suy giảm, hay hốt hoảng, tâm thần hồi hộp, mệt mỏi, thiếu máu.

Cách dùng: 10-12g/ngày, thường dùng làm trà hãm cùng với các vị thuốc khác như táo đỏ, kỷ tử, tam thất để tăng hiệu quả… ngoài ra, có thể nấu chè hoặc ăn trực tiếp.

Cải thiện giấc ngủ khi kết hợp các vị dược liệu

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe FairySlep gồm các thành phần cao nữ lang, Magie, cao lạc tiên, cao tâm sen, Melatonin và Vitamin B6 với công dụng hỗ trợ an thần, hỗ trợ giảm căng thẳng thần kinh và hỗ trợ ngủ ngon. FairySlep hỗ trợ tạo giấc ngủ tự nhiên, dễ khởi đầu giấc ngủ, mang lại giấc ngủ sâu, cảm giác dễ chịu và thoải mái khi thức dậy được sử dụng cho người mất ngủ, khó ngủ; người căng thẳng thần kinh..

Lữ lang: giúp ngăn chặn căng thẳng và bất an đến vùng thần  kinh trung ương, giúp giảm kích thích, dễ ngủ hơn

Magie: làm giảm mức độ hormone căng thẳng cortisol. Khi nồng  độ cortisol của giảm xuống, melatonin – hormone ngủ tăng lên  giúp ngủ nhanh hơn và ngủ lâu hơn.

Lạc tiên: giúp kìm hãm sự hoạt động của cafein giúp ngủ ngon  hơn, giảm stress cũng như an thần hiệu quả.

Tâm sen: An thần

Melatonin: có tác dụng gây buồn ngủ

Vitamin B6: chống lạo các áp lực, căng thằng của hệ thần kinh,  giúp hệ thần kinh thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn

Cách dùng:

Uống 2 viên/ lần, 1 lần/ ngày.

Uống trước khi ngủ 60 phút.

Y học cổ truyền có nhiều vị thuốc hỗ trợ điều trị mất ngủ một cách an toàn, hiệu quả, phù hợp với từng nguyên nhân và thể bệnh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, cần sử dụng các vị thuốc đúng cách, theo hướng dẫn của thầy thuốc, kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh như tập thể dục, ăn uống khoa học và tránh căng thẳng. Nếu mất ngủ kéo dài hoặc có biểu hiện nghiêm trọng, nên thăm khám để được tư vấn điều trị phù hợp.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.