Biếng ăn là tình trạng ăn không đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu dẫn đến chậm tăng trưởng. Biếng ăn rất hay gặp ở trẻ em và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn ở trẻ em có các biểu hiện như thời gian ăn kéo dài (trẻ ngậm thức ăn trong miệng lâu mà không chịu nuốt và bữa ăn thường kéo dài hơn 30 phút), số bữa ăn hoặc lượng thức ăn của trẻ ăn được trong mỗi bữa ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi, không ăn một số loại thức ăn hay từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, trẻ bỏ ăn và không có cảm giác đói, cảm giác thèm ăn khi đến giờ ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn có phản ứng buồn nôn.
Một số biểu hiện khác gồm toát mồ hôi nhiều khi ăn, giả bị bệnh hoặc kêu no để khỏi phải ăn, phun thức ăn hay cố tình làm đổ thức ăn để khỏi phải ăn…
Các nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ em bao gồm thiếu ăn (suy dinh dưỡng bào thai, sinh non, nhẹ cân, không được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, cho trẻ ăn bổ sung quá sớm trước 6 tháng sau sinh), do trẻ mắc các bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến thiếu vitamin, khoáng chất và kẽm gây biếng ăn, trẻ bị trì hoãn ăn nhai, ăn không có giờ giấc, ăn quà vặt, hoặc ăn bánh kẹo, nước ngọt trước bữa ăn hoặc thức ăn không hợp khẩu vị. Ngoài ra, nguyên nhân tâm lý cũng gây biếng ăn ở trẻ như mải chơi, tìm hiểu thế giới xung quanh mà không chịu ăn, bị người lớn thúc ép phải ăn, quát mắng, đánh đập trong bữa ăn dẫn đến tình trạng trẻ sợ bữa ăn, tim đủ lý do để không phải ăn.
Để giúp trẻ phát triển tốt và phòng ngừa biếng ăn cho trẻ, bố, mẹ và người chăm sóc trẻ cần nuôi dưỡng trẻ một cách khoa học, bao gồm:
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý theo hướng dẫn, tư vấn của cán bộ y tế chuyên ngành dinh dưỡng (bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh và cho bú đến năm 2 tuổi, cho trẻ ăn bổ sung khi tròn 6 tháng sau sinh…).
- Cho trẻ ngồi ăn chung bàn với gia đình. Bố mẹ hay người chăm sóc trẻ làm mẫu để tập cho trẻ ăn. Tập thói quen ăn uống lành mạnh cho trẻ, loại bỏ các yếu tố gây sao nhãng trong giờ ăn (đồ chơi, TV…). Không đánh đập, la mắng, ép buộc trẻ ăn. Không cho trẻ ăn vặt, hãy để cho trẻ biết cảm giác đói.
- Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng.
- Điều trị các bệnh nhiễm khuẩn cho trẻ. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ bị ốm.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe SUMOPOW với các thành phần L – Lysine, L–Arginine, Taurine, Thymomodulin, chiết xuất lạc tiên (Passiflora foetida), Magie, chiết xuất tâm sen (Nelumbo nucifera), Vitamin B1, Vitamin B6 và kẽm có công dụng bổ sung acid amin, vitamin, chất khoáng và chiết xuất thảo dược cho cơ thể, giúp tăng cường tiêu hóa, ăn ngủ ngon, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Sumopow được sử dụng cho trẻ chán ăn, tiêu hóa kém, ngủ kém, người gầy yếu, suy nhược cơ thể, người cần nâng cao sức đề kháng.
Cách dùng:
- Trẻ 1-2 tuổi: 10 ml/lần x 1 lần/ngày
- Trẻ 2-7 tuổi: 10 ml/lần x 2 lần/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 20ml /lần x 2 lần/ngày. Uống sau ăn.