Cataract

Bệnh đục thể thủy tinh là hiện tượng mờ đục của thể thủy tinh, cản trở không cho các tia sáng đi qua, làm cho thị lực người bệnh suy giảm và có thể dẫn đến mù lòa.

Bệnh đục thủy tinh thể

Cơ quan thị giác gồm các bộ phận phụ của mắt (hốc mắt, mi mắt và kết mạc, lệ bộ), nhãn cầu và đường thị giác. Nhãn cầu có vỏ nhãn cầu gồm 3 lớp là lớp xơ (củng – giác mạc), lớp mạch (màng bồ đào) và lớp thần kinh (võng mạc). Lớp thần kinh (võng mạc) gồm hoàng điểm và đĩa thị (gai thị). Nhãn cầu chứa các môi trường trong suốt gồm thủy dịch, thể thủy tinh và dịch kính. Thể thủy tinh là một thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, không có mạch máu, nằm sau mống mắt và trước dịch kính. Thể thủy tinh có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ các tia sáng trên võng mạc, giúp mắt nhìn rõ vật.

Bệnh đục thể thủy tinh là hiện tượng mờ đục của thể thủy tinh, cản trở không cho các tia sáng đi qua, làm cho thị lực người bệnh suy giảm và có thể dẫn đến mù lòa. Đục thể thủy tinh là nguyên nhân gây mù hàng đầu tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, theo số liệu của Bộ Y tế năm 2015, trong các bệnh lý mắt gây mù ở người trên 50 tuổi, đục thể thủy tinh chiếm 74%.

Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng và thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể
Giảm thị lực là triệu chứng quan trọng và thường gặp nhất của bệnh đục thủy tinh thể

Nguyên nhân gây đục thể thủy tinh

  • Nguyên nhân hàng đầu là do tuổi già gây lão hóa thể thủy tinh.
  • Đục thể thủy tinh liên quan đến các bệnh tại mắt như cận thị, chấn thương, viêm màng bồ đào, sau phẫu thuật tăng nhãn áp, sau phẫu thuật nội nhãn…
  • Đục thể thủy tinh liên quan đến các bệnh toàn thân như đái tháo đường, tăng huyết áp.
  • Đục thể thủy tinh do thuốc: sử dụng corticosteroid dài ngày, các Phenothiazin (nhóm thuốc hướng tâm thần)
  • Đục thể thủy tinh bẩm sinh ở trẻ em do các bệnh lý trong quá trình mang thai hoặc yếu tố di truyền. Đục thể thuỷ tinh bẩm sinh có thể kèm theo lác, rung giật nhãn cầu và một số biểu hiện của bệnh toàn thân như dị dạng của sọ, hệ thống xương hay rối loạn phát triển trí tuệ.
  • Ngoài ra, đục thể thủy tinh có thể do các nguyên nhân như bức xạ hay hóa chất (bỏng mắt do kiềm).

Đục thể thủy tinh có các triệu chứng gồm nhìn mờ, chói mắt (khi ra ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn ban đêm trước mặt), nhìn một vật thành hai hoặc thấy nhiều hình trong đó nhìn mờ là triệu chứng chính. Lúc đầu nhìn xa mờ nhưng nhìn gần vẫn rõ, về sau cả nhìn xa và nhìn gần đều mờ và cuối cùng là mù.

Nguyên tắc điều trị đục thể thủy tinh chủ yếu là phẫu thuật và phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cách phòng bệnh đục thủy tinh thể hiệu quả

  • Phòng đục thể thủy tinh do chấn thương: cần có đầy đủ các phương tiện bảo hộ lao động.
  • Đục thể thủy tinh bệnh lý: điều trị và theo dõi những bệnh nhân bị đái tháo đường, viêm màng bồ đào…
  • Đục thể thủy tinh bẩm sinh: bà mẹ có thai trong 3 tháng đầu cần tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị dạng như tia xạ, hoá chất độc, thuốc trừ sâu, người bị cúm, sốt phát ban.
Bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ điều tiết mắt, tăng cường thị lực
Hỗ trợ điều tiết mắt, tăng cường thị lực

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe MATSAO với các thành phần Omega 3, dầu gấc, Lutein, Astaxanthin, vitamin A, vitamin E có tác dụng bổ sung chất chống oxy hóa, hỗ trợ hạn chế quá trình lão hóa mắt, hỗ trợ tăng cường thị lực, giúp giảm mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ, hỗ trợ giảm nguy cơ đục thủy tinh thế, thoái hóa điểm vàng.

Vai trò cụ thể của từng thành phần:

  • Dầu gấc: có chứa Beta Caroten (tiền chất Vitamin A), Lycopen, Vitamin E và một số chất béo thực vật. Dầu gấc có tác dụng phòng ngừa và chữa bệnh khô mắt do thiếu vitamin A như quáng gà, chữa suy dinh dưỡng và chậm lớn ở trẻ em.
  • Omega 3: Có tác dụng tăng cường thị lực. Omega 3 kết hợp với Lutein, Astaxanthin có tác dụng cải thiện triệu chứng mỏi mắt.
  • Lutein: Là một xanthophyll, có trong điểm vàng của mắt. Bổ sung Lutein có tác dụng hấp thụ năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời để ngăn chặn các tia tử ngoại gây tổn hại đến mắt. Lutein có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do – một trong các nguyên nhân gây ra bệnh đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn uống giàu Lutein và các vitamin, carotenoid làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đục thể thủy tinh so với chế độ ăn bình thường. Đồng thời, việc bổ sung Lutein cho thấy sự gia tăng mật độ quang học của các sắc tố võng mạc của mắt, giúp ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng.
  • Astaxanthin: có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống thoái hóa điểm vàng, giảm nguy cơ đục thủy tinh thể, viêm võng mạc, giảm mù lòa. Có tác dụng bảo vệ mắt khỏi tác động của tia tử ngoại và ánh sáng có cường độ cao, giảm mỏi mắt, tăng thị lực, tăng sức khỏe mắt.
  • Vitamin A: rất cần thiết cho sự phát triển và chức năng bình thường của các mô bề mặt, như biểu mô của da và niêm mạc, và các mô của mắt, đặc biệt là kết mạc, giác mạc và võng mạc.
  • Vitamin E: chống oxy hóa, thu giữ gốc tự do sinh ra trong quá trình chuyển hóa.

MATSAO được sử dụng cho người có thị lực kém, người bị mỏi mắt, khô mắt, nhìn mờ, người thường xuyên tiếp xúc với các yếu tố có hại cho mắt như làm việc với máy tính, đọc sách nhiều.

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 12 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: uống 1 viên/lần x 2 lần/ngày.
  • After meals.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: Báo Sức khoẻ đời sống

https://suckhoedoisong.vn/benh-duc-thuy-tinh-the-169196716.htm

 

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

SPECIAL CONSULTATION

Fill in the information to get a free expert consultation
Same category

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.