Cách dùng Glucophage và lưu ý khi điều trị đái tháo đường

Cách dùng Glucophage và lưu ý khi điều trị đái tháo đường

Cách dùng Glucophage và lưu ý khi điều trị đái tháo đường

Thuốc Glucophage (metformin) có công dụng gì? Cách dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Glucophage được chỉ định để điều trị bệnh gì?

Glucophage (metformin) được chỉ định để điều trị đái tháo đường tuýp 2. Đặc biệt, thuốc được dùng ở người bệnh đái tháo đường thừa cân, khi chế độ ăn, tập thể dục không thể giúp kiểm soát đường huyết.

Thuốc Glucophage 850 mg
Thuốc Glucophage 850 mg

Thuốc có tác dụng giảm các biến chứng đái tháo đường ở người lớn mắc đái tháo đường tuýp 2, thừa cân. Thuốc không gây hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường.

Tên thành phần hoạt chất: Metformin hydroclorid.

Thuốc biệt dược tương tự: Metformin, Meglucon, Metsav, Glucofine, Glucofast…

Uống thuốc Glucophage như thế nào?

Để thuốc đạt hiệu quả và hạn chế được sự khó chịu ở đường tiêu hóa, bạn cần nuốt nguyên viên thuốc và uống thuốc trong hoặc cuối bữa ăn. 

Ví dụ: Nếu người bệnh được chỉ định phải uống 2 viên mỗi ngày thì thời gian uống thuốc là 1 viên vào bữa ăn sáng và 1 viên vào bữa cơm tối. 

Thuốc Glucophage phải uống trong bao lâu?

Phải uống thuốc Glucophage (metformin) hằng ngày, không ngắt quãng. Không được tự ý ngưng thuốc. Nếu bạn ngừng điều trị phải thông qua ý kiến của bác sĩ.

Phải làm sao nếu quên một liều Glucophage (metformin)?

Trong trường hợp quên liều, bạn không được tăng gấp đôi liều Glucophage để bù lại. Thay vào đó, bạn vẫn phải dùng liều kế tiếp như thường lệ.

Liều dùng thuốc Glucophage (metformin)

Liều dùng hằng ngày nên được tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Bạn không được tự ý tăng hoặc giảm liều.

1. Ở người lớn

Đơn trị liệu hoặc kết hợp với các thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác

Thông thường, metformin khởi đầu với liều 500 mg hoặc 850 mg, 2 – 3 lần mỗi ngày trong hoặc sau bữa ăn. Sau 10 đến 15 ngày, liều được điều chỉnh dựa trên cơ sở các xét nghiệm đo đường huyết. 

Liều metformin tối đa được khuyến cáo là 3 g một ngày, chia 3 lần.

Nếu cần chuyển từ một thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác sang metformin thì ngưng sử dụng thuốc đó và khởi đầu metformin với liều như trên.

Kết hợp với insulin

Metformin có thể kết hợp với insulin để đạt được hiệu quả kiểm soát đường huyết tốt hơn. Trong đó, metformin 500 mg hoặc 850 mg với liều khởi đầu thông thường là 2 – 3 lần/ngày. Còn liều insulin được điều chỉnh trên cơ sở các xét nghiệm đo đường huyết.

Riêng ở người cao tuổi

Do chức năng thận ở người cao tuổi có thể bị suy giảm, liều metformin nên được điều chỉnh lại. Cần đánh giá chức năng thận thường xuyên.

2. Trẻ em và thanh thiếu niên

Đơn trị liệu và kết hợp với insulin

  • Glucophage dùng được cho trẻ em từ 10 tuổi và thanh thiếu niên.
  • Liều khởi đầu thông thường là 500 mg hoặc 850 mg, 1 lần mỗi ngày. Thuốc nên được uống trong hoặc sau bữa ăn. Sau 10 đến 15 ngày, liều nên được điều chỉnh dựa trên cơ sở các xét nghiệm đo đường huyết.
  • Liều tối đa Metformin được khuyến cáo là 2 g mỗi ngày, chia làm 2 hoặc 3 lần.

Chống chỉ định của thuốc Glucophage (metformin)

  • Mẫn cảm với metformin hydrochloride hoặc bất cứ tá dược nào trong thuốc.
  • Nhiễm toan thể ceton, tiền hôn mê đái tháo đường.
  • Suy thận hoặc rối loạn chức năng thận (độ thanh thải creatinin < 60 ml/phút).
  • Các trường hợp cấp tính có thể làm thay đổi chức năng thận như: mất nước, nhiễm trùng nặng, sốc…
  • Bệnh nhân bị các bệnh có thể gây thiếu oxy mô như: suy hô hấp, suy tim, nhồi máu cơ tim gần đây, sốc…
  • Suy gan, nhiễm độc rượu cấp tính, người bị nghiện rượu.
  • Xét nghiệm X-quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod (ví dụ chụp X-quang mạch máu, chụp X-quang hệ niệu qua đường tĩnh mạch).
  • Phẫu thuật lớn theo chương trình.
  • Phụ nữ mang thai (phụ nữ mang thai nên được điều trị bằng insulin, không dùng thuốc metformin).

Thận trọng khi sử dụng thuốc Glucophage (metformin)

Lưu ý trước khi sử dụng các chất cản quang có chứa iod trong chụp X-Quang

Do sử dụng các chất cản quang có chứa iod bằng đường tĩnh mạch trong chụp một số loại X-Quang có thể dẫn đến suy thận, tích tụ metformin dẫn đến nhiễm acid lactic.

Phải ngưng sử dụng thuốc metformin 48 giờ trước khi xét nghiệm hoặc từ thời điểm xét nghiệm. Không được sử dụng lại cho tới 48 giờ sau đó, và chỉ sau khi đánh giá chức năng thận là đã trở lại bình thường.

Lưu ý trước khi phẫu thuật

Phải ngưng dùng thuốc metformin 48 giờ trước khi phẫu thuật theo chương trình, gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống. Việc điều trị lại có thể bắt đầu sau phẫu thuật 48 giờ hoặc sau khi có thể nuôi dưỡng lại qua đường tiêu hóa, và chỉ sau khi chức năng thận đã trở lại bình thường.

Những lưu ý khác

  • Việc điều trị bằng thuốc metformin vẫn phải được phối hợp cùng điều chỉnh lối sống và ăn uống hợp lý để đường huyết được ổn định. Không nên nhịn đói mà vẫn cần nạp một lượng tinh bột hợp lý mỗi ngày.
  • Tránh uống thức uống có cồn trong thời gian điều trị vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc acid lactic.
  • Cần thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh đái tháo đường. Dùng thuốc Glucophage một mình không gây hạ đường huyết, nhưng nên thận trọng khi kết hợp với insulin hoặc các thuốc trị đái tháo đường dạng uống khác (như sulfonylureas hoặc meglitinides).

Phụ nữ mang thai và cho con bú có thể sử dụng thuốc Glucophage (metformin)?

Với phụ nữ thời kỳ mang thai

Khi bạn có kế hoạch mang thai và trong khi mang thai thì không sử dụng thuốc Glucophage (metformin). Thay vào đó, phải sử dụng insulin để điều trị đái tháo đường thai kỳ.

Với phụ nữ thời kỳ cho con bú

Metformin được bài tiết trong sữa mẹ. Không khuyến khích cho con bú trong khi điều trị với metformin mặc dù vẫn chưa rõ thuốc có gây hại cho trẻ hay không.

Để đề phòng tiềm năng gây hạ đường huyết ở trẻ nhỏ, cần cân nhắc ngừng dùng thuốc metformin hoặc ngừng cho con bú tùy vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

Glucophage có tương tác với thuốc nào?

Chống chỉ định kết hợp Glucophage với các chất cản quang có chứa iod.

Không dùng kết hợp Glucophage với rượu.

Cần thận trọng kết hợp với:

  • Các thuốc có hoạt tính tăng đường huyết nội tại (ví dụ: Glucocorticoids).
  • Thuốc lợi tiểu, đặc biệt là thuốc lợi tiểu quai.
  • Các chất ức chế men chuyển.

Tác dụng không mong muốn của thuốc

Rất thường gặp các rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng và chán ăn… Các triệu chứng xảy ra thường xuyên khi mới bắt đầu điều trị và thường tự hồi phục. Để ngăn ngừa, bạn nên dùng thuốc trong hoặc cuối bữa ăn, cũng như tăng liều từ từ.

Thường gặp rối loạn hệ thần kinh, cụ thể là rối loạn vị giác.

Hiếm gặp các rối loạn về da và mô dưới da, bao gồm các phản ứng trên da như ban đỏ, ngứa, mày đay…

Rất hiếm gặp rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng như:

  • Nhiễm acid lactic: Nếu có các triệu chứng như nôn mửa, vọp bẻ cơ (chuột rút), yếu/nhược cơ, đau bụng hoặc ngực, khó chịu và mệt mỏi trầm trọng, bạn nên ngưng dùng Glucophage ngay và lập tức báo cho bác sĩ.
  • Giảm hấp thu hay giảm nồng độ vitamin B12 trong máu khi dùng thuốc lâu dài, dẫn đến thiếu máu hồng cầu to.

Rất hiếm gặp rối loạn gan mật: nếu bạn có các xét nghiệm cho thấy chức năng gan bất thường hoặc bị viêm gan thì phải ngưng thuốc.

* Các thông tin về thuốc trên duocphamdragon.com chỉ mang tính chất tham khảo – Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của Bác sĩ.

 

Nguồn:youmed.vn

Dr. Lan Huong

See all author post

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.