Hội chứng kém hấp thu tác động xấu đến sự phát triển của trẻ

Hội chứng kém hấp thu tác động xấu đến sự phát triển của trẻ

Hội chứng kém hấp thu là tình trạng suy giảm một phần hoặc hoàn toàn chức năng hấp thu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất của đường tiêu hóa.

Nguyên nhân gây ra hội chứng kém hấp thu bao gồm viêm tụy mạn, ung thư tụy, tắc mật, ứ mật, xơ gan do viêm gan virrus; tăng sinh vi khuẩn ruột; hội chứng ruột kích thích; các bệnh ảnh hưởng đến hấp thu như bệnh Celiac (không dung nạp Gluten), nhiễm trùng ruột non do ký sinh trùng Giardia, bệnh Whipple (bệnh loạn dưỡng mỡ ruột do nhiễm khuẩn); thương tổn ruột như bệnh Crohn (bệnh viêm ruột), sau phẫu thuật cắt ruột, rò ruột; bất thường về mạch máu hoặc mạch bạch huyết; tắc mạch; suy động mạch hoặc tĩnh mạch mạc treo.

Ở trẻ em, hội chứng kém hấp thu có thể còn do khẩu phần ăn không cân đối, chế độ ăn nghèo chất dinh dưỡng hoặc chế độ ăn dặm chưa hợp lý (cho ăn dặm sớm trước khi trẻ tròn 6 tháng tuổi dẫn đến rối loạn tiêu hóa).

Người mắc hội chứng kém hấp thu tùy theo từng nguyên nhân cụ thể sẽ có các triệu chứng khác nhau như gầy và sút cân mặc dù vẫn còn cảm giác ngon miệng; tiêu chảy; trướng bụng; đầy hơi; huyết áp thấp dẫn đến hoa mắt chóng mặt, buồn nôn; chảy máu do thiếu vitamin K; thiếu máu do kém hấp thu sắt, vitamin B12 và axít folic; loãng xương hoặc có thể có cơn tetanie do thiếu canxi; trương lực cơ yếu do hạ kali máu và suy dinh dưỡng; quáng gà do thiếu vitamin A hoặc có biểu hiện của viêm đa dây thần kinh ngoại biên do thiếu vitamin B12 và B1.

Hội chứng kém hấp thu ở trẻ em sẽ có tác động xấu đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, gây ra các bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, suy giảm sức đề kháng.

Người bệnh có các biểu hiện của hội chứng kém hấp thu cần đến các cơ sở y tế để khám, phát hiện và điều trị nguyên nhân cũng như điều trị triệu chứng và sử dụng chế độ ăn phù hợp do bác sĩ chuyên khoa tư vấn và hướng dẫn. Chế độ ăn hợp lý sẽ hỗ trợ hàn gắn các tổn thương tại ruột cũng như làm sạch thành ruột khỏi các chất ứ đọng hoặc chất nhầy dư thừa.

Nguyên tắc chung là cần đảm bảo khẩu phần nhiều gạo, bột yến mạch, mì ống; bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất; ít chất xơ, ít chất béo (dầu, mỡ, bơ) và hạn chế sữa; chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày; uống nhiều nước; hạn chế ăn đặc; không tiêu thụ sản phẩm từ lúa mì, sản phẩm có chứa caffein, sản phẩm thịt và các loại thực phẩm chế biến sẵn, đặc biệt các loại có chứa nhiều phụ gia, chất bảo quản.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ĂN NGON NICEMEAL với các thành phần liên nhục (hạt sen), thần khúc, đảng sâm, hoài sơn (củ mài), long nhãn, bạch truật, sơn tra, bạch linh, đạm men bia, trong đó đạm men bia chứa nhiều vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B, có hàm lượng chất đạm và chất khoáng cao có tác dụng hỗ trợ kích thích phát triển hệ vi khuẩn cần thiết cho sự tiêu hóa ở đường ruột.

ĂN NGON NICEMEAL có tác dụng hỗ trợ ăn ngon, tăng cường hấp thu, tăng cường chuyển hóa, tăng cường sức khỏe và hỗ trợ nâng cao sức đề kháng.

ĂN NGON NICEMEAL được sử dụng cho trẻ chán ăn, kém hấp thu, chậm lớn, suy dinh dưỡng, người hay ốm vặt, người đang trong thời kỳ phục hồi sức khỏe sau ốm dậy và người cần nâng cao sức đề kháng.

Liều dùng:

  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
  • Trẻ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Adults and children over 7 years old: 2 ampoules of 10ml/time x 2 times/day.
  • Uống sau ăn. Có thể uống trực tiếp hoặc hòa tan với sữa hay thức ăn.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: Báo sức khỏe đời sống

https://suckhoedoisong.vn/hoi-chung-kem-hap-thu-tac-dong-xau-den-su-phat-trien-cua-tre-169182983.htm

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

SPECIAL CONSULTATION

Fill in the information to get a free expert consultation
Same category

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.