Khi nào được coi là thừa cân, béo phì và phải làm sao để kiểm soát hiệu quả?

Khi nào được coi là thừa cân, béo phì và phải làm sao để kiểm soát hiệu quả?

Cuộc sống nhộn nhịp, những món ăn nhanh, những thực phẩm chế biến sẵn đã mang đến sự tiện lợi cho rất nhiều người. Nhưng mặt trái của sự hiện đại đó là vấn đề thừa cân, béo phì do các thực phẩm đó chứa quá nhiều cholesterol xấu, ảnh hưởng tới sức khoẻ. Vậy khi nào được coi là thừa cân, béo phì và phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Bài viết sau sẽ giải đáp giúp bạn

Như thế nào được gọi là thừa cân béo phì?

Thừa cân, béo phì là tình trạng tích tụ mỡ bất thường hoặc quá mức tại một vùng cơ thể hoặc toàn thân gây suy giảm sức khỏe. 

Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO), để nhận định tình trạng béo gầy của cơ thể sẽ sử dụng bảng chỉ số khối cơ thể (BMI) so sánh. Bảng chỉ số này được xem là một phương pháp sáng lọc không tốn kém, dễ dàng, giúp bạn nhanh chóng xác định được tình trạng cơ thể, từ đó điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt phù hợp. Chỉ số này được tính theo công thức như sau:

BMI = Cân nặng (kg) : Chiều cao bình phương (mét)

Thang phân loại BMI được phân loại cụ thể: 

  • BMI (WHO) của tổ chức Y tế thế giới dành cho người Châu Âu. 
  • BMI (IDI & WPRO) của Hiệp hội Đái tháo đường các nước Châu Á dành cho người châu Á. 
Phân loại  BMI (WHO)  BMI 
Cân nặng thấp (gầy) <18.5
Bình thường  18.5 – 24.9 18.5 – 22.9
Thừa cân ≥ 25 ≥ 23
Tiền béo phì 25-29.9 23.24.9
Béo phì độ I 30.34.9 25 – 29.9
Béo phì độ II  35-39.9 ≥ 30
Béo phì độ III ≥ 40

Tuy nhiên, chỉ số này chỉ thường áp dụng cho người lớn từ độ tuổi 20 trở lên và không dùng cho trẻ em, vận động viên, phụ nữ có thai, đang cho con bú, người già, người mới ốm dậy. 

Nguyên nhân gây thừa cân béo phì phổ biến 

Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng thừa cân béo phì, điển hình là một số nguyên nhân dưới đây:

Do chế độ ăn uống không lành mạnh 

Chế độ ăn uống không khoa học, lành mạnh là những yếu tố hàng đầu tác động đến sức khỏe và trọng lượng. Đây cũng là lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng thừa cân béo phì. Những thực phẩm nhiều calo, chất béo, đồ ngọt, đồ uống có ga, đồ ăn chế biến sẵn… sẽ dẫn tới thừa năng lượng và tích tụ tại các vùng trên cơ thể, dần trở thành thừa cân béo phì. 

Đồ ăn nhanh là một nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì
Đồ ăn nhanh là một nguyên nhân dẫn đến thừa cân béo phì

Do yếu tố di truyền 

Trong gia đình có người mang gen FTO được cho là loại gen gây thèm ăn và tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tiểu đường, thừa cân béo phì. Vậy nên nếu bố mẹ bị béo phì thì con cái cũng có nguy cơ béo phì cao hơn so với những người khác.

Do lối sống thụ động, ít vận động

Người làm công việc văn phòng và lười vận động dễ bị béo phì. Cùng đó, vào thời đại công nghệ phát triển, việc đi lại của con người đang ngày càng phụ thuộc vào ô tô và xe máy thay vì đi bộ hay xe đạp như trước đây. Lối sống này khiến cơ thể rất dễ bị tích trữ chất béo do năng lượng được cung cấp không được tiêu thụ kịp thời.

Do thường xuyên căng thẳng

Khi gặp vấn đề ảnh hưởng không tốt đến tâm trạng, đa phần mọi người sẽ tìm đến các món ăn ngọt, nhiều calo. Nếu lượng calo không được tiêu thụ hết thông qua hoạt động trong ngày sẽ tích tụ dần và gây tình trạng thừa cân béo phì. Bên cạnh đó, khi cơ thể căng thăng còn khiến cơ thể tạo ra peptit thúc đẩy việc hình thành các khối mỡ. 

Do các bệnh lý rối loạn chuyển hóa

Theo nghiên cứu, những người mắc các vấn đề về tâm lý, bệnh về đường hô hấp dễ bị rối loạn chuyển hóa hoặc những người bị suy giảm chức năng tuyến thượng thận, tuyến giáp, tuyến yên có xu hướng tích tụ nhiều mỡ và gây ra tình trạng thừa cân béo phì.

Do thiếu ngủ 

Ngủ đủ giấc khiến cho quá trình trao đổi chất được thực hiện hoàn thiện, tuy nhiên nếu thiếu ngủ sẽ gây cảm giác đói và thèm ăn. Ăn đêm khiến cho năng lượng không được giải phóng và tích tụ lại gây ra thừa cân béo phì nếu kéo dài.

Do tuổi tác

Khi về già, sự thay đổi nội tiết kết hợp với khả năng vận động giảm sẽ làm tăng nguy cơ thừa cân béo phì, đặc biệt là với nữ giới. 

Hậu quả không hề đơn giản khi thừa cân béo phì

Thừa cân béo phì có thể dẫn đến các hậu quả như:

  • Tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch, tăng huyết huyết áp, các bệnh lý tim mạch, thậm chí là đột quỵ, nhồi máu cơ tim. 
  • Mắc tiểu đường do gây đề kháng với Insulin.
  • Các bệnh lý xương khớp như: thoái hóa khớp, loãng xương, đau nhức khớp, tổn thương sụn khớp, gout…
  • Các bệnh lý đường tiêu hóa do mỡ thừa bám vào các quai ruột, gây ứ đọng phân.
  • Mỡ tích tụ ở gan gây ra gan nhiễm mỡ, sỏi mật…
  • Rối loạn nội tiết thường gây ra buồng trứng đa nang, khó có con, yếu sinh lý….
  • Suy giảm hệ miễn dịch 
  • Gây cảm giác tự ti, stress
  • Tăng nguy cơ mắc ung thư ở nhiều vùng trên cơ thể. 
Thừa cân béo phì có nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch
Thừa cân béo phì có nguy cơ dẫn đến các bệnh tim mạch

Phải làm sao để kiểm soát tình trạng thừa cân béo phì?

Đứng trước những hậu quả trên, bạn có thể thấy thừa cân béo phì thực sự cần phải kiểm soát để bảo vệ sức khỏe. Quá trình giảm cân đòi hỏi bạn phải có nghị lực rất lớn và thật kiên trì, hành động cụ thể với những mục tiêu thiết thực cho từng giai đoạn. Dưới đây là một số biện pháp giúp giảm tình trạng béo phì mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà:

Kiểm soát thừa cân béo phì qua chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học.

Nguồn thực phẩm nạp vào cơ thể là một trong những nguyên nhân phổ biến gây thừa cân béo phì. Vậy nên việc đầu tiên bạn cần đó là thay đổi chế độ ăn uống theo tiêu chí: lượng calo nạp vào ít hơn lượng calo cơ thể cần sử dụng. Để làm được điều này, bạn có thể thực hiện thông qua một số cách đơn giản như: 

  • Tăng cường ăn hoa quả và rau xanh
  • Bổ sung các thực phẩm giàu protein như: trứng, thịt hà, thịt nạc, các loại đậu…
  • Hạn chế sử dụng đồ uống có đường, nhiều calo như coca, cà phê, rượu…
  • Hạn chế thực phẩm chứa tinh bột: cơm trắng, bột mì, bánh mì…
  • Hạn chế đồ ăn chế biến sẵn
  • Uống đủ 1.5 – 2L nước mỗi ngày 
  • Kết hợp tập luyện giúp tiêu hao năng lượng như: tập gym, yoga, aerobic, cardio….
Uống đủ 1,5 - 2 lít nước giúp giảm thừa cân béo phì
Uống đủ 1,5 – 2 lít nước giúp giảm thừa cân béo phì

Kiểm soát thừa cân béo phì bằng các loại thảo dược

Hiện nay có rất nhiều loại thảo dược đã được chứng minh đem lại hiệu quả trong việc giảm cân, kiểm soát tốt tình trạng thừa cân béo phì như:

  • Lá sen: có chứa nhiều chất xơ, vitamin có tác dụng giảm mỡ máu, tiêu hao mỡ thừa tích tụ trong cơ thể qua đó giúp giảm cân kiểm soát thừa cân béo phì an toàn, hiệu quả, nhanh chóng.
  • Hạt cà phê xanh có tác dụng hạn chế hấp thu chất béo và đường ở ruột, giả cảm giác thèm ăn, chống oxy hóa, giảm tỷ lệ mỡ thừa trong cơ thể. 
  • Cần tây: giúp giảm lượng đường trong máu, điều chỉnh trao đổi chất béo trong cơ thể. 
  • Chùm ngây có tác dụng giảm lượng đường trong máu, ngăn chặn hấp thu chất béo. 
  • Sơn tra giúp tăng bài tiết dịch vị, dịch mật, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn, hạ mỡ máu. 
  • Bồ công anh giúp trung hòa các chất độc trong cơ thể, giúp giảm viêm hiệu quả. 
  • Lô hội có chứa các chất chống oxy hóa, giải độc cơ thể, tăng cường trao đổi chất, giảm mỡ bụng. 

Giảm cân an toàn hiệu quả cần kết hợp giữa nhiều phương pháp và cần sự kiên trì, duy trì trong thời gian dài để thấy sự thay đổi rõ rệt. Hy vọng với những thông tin hữu ích đã giúp bạn có thêm những kiến thức và cách kiểm soát thừa cân béo phì. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ. 

———————————————

Thông tin tham khảo 

TPBVSK Celetox 

Ingredient

Chiết xuất hạt cà phê xanh, Cao khô lá sen, Bột lá chùm ngây, Bột cần tây, Cao sơn tra

Indications

         Supports fat metabolism, lowers blood cholesterol

        Supports weight loss in overweight and obese people.

Users

Overweight and obese people.

People with high blood cholesterol.

Usage

         Take 2 capsules/time x 2 times/day.

        Drink 30-60 minutes before breakfast and dinner.

        Use each batch for at least 2-3 months.

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

SPECIAL CONSULTATION

Fill in the information to get a free expert consultation
Same category

Related Posts

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are makes.