Loạn khuẩn đường ruột trẻ là bệnh lý rất phổ biến do cơ thể trẻ mất đi sự cân bằng giữa các lợi khuẩn và hại khuẩn. Loạn khuẩn nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra các vấn đề về đường tiêu hóa, lâu dài còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về loạn khuẩn đường ruột và cách phòng ngừa hiệu quả.
Mục lục
ToggleHiểu đúng về loạn khuẩn đường ruột?
Khi chúng ta mới sinh ra, trong dạ dày và ruột hầu như không có vi khuẩn, chỉ khi được tiếp xúc với môi trường bên ngoài, được mẹ ôm ấp, cho bú mớm, vi khuẩn mới đi qua đường hô hấp, đường miệng, qua trực tràng. Từ đó, chúng hình thành một hệ thống men vi sinh đường tiêu hóa.
Hệ tiêu hóa chỉ khỏe mạnh khi tỷ lệ các vi khuẩn tốt và xấu này được duy trì cân bằng. Ngược lại, nếu vì một nguyên nhân nào đó, hệ cân bằng này bị phá vỡ, lượng lợi khuẩn giảm, hại khuẩn tăng sẽ làm hệ tiêu hóa mất cân bằng, dẫn tới tình trạng loạn khuẩn đường ruột. Trong đó, trẻ em là đối tượng dễ mắc loạn khuẩn đường ruột nhất bởi hệ thống tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện, dễ bị xâm nhập bởi những yếu tố bên ngoài.
“Hung thủ” gây ra chứng loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường do các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột như:
- Trẻ dùng kháng sinh liều cao hoặc kéo dài vô tình tiêu diệt cả các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
- Mắc các bệnh nhiễm trùng ở đường tiêu hóa do các chủng khuẩn như E.coli…
- Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ
- Ăn uống kém vệ sinh
- Trẻ ăn dặm quá sớm, khẩu phần ăn nhiều đường, chất béo…
Loạn khuẩn đường ruột gây ra triệu chứng như thế nào?
Trẻ bị loạn khuẩn đường ruột thường có các triệu chứng đa dạng như:
- Tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, có khi có bọt.
- Phân sống có kèm theo chất nhầy và có thể có máu.
- Táo bón, đi ngoài ra máu.
- Trẻ có cảm giác đầy bụng, có thể chán ăn dẫn đến bỏ bú.
- Đau bụng, chướng bụng, nôn trớ.
- Hệ miễn dịch yếu hay bị nhiễm bệnh.
Phải làm sao khi trẻ bị loạn khuẩn đường ruột?
Nguyên tắc “vàng” khi xử lý loạn khuẩn đường ruột cho trẻ là tái thiết lập cân bằng vi sinh. Cụ thể dưới đây là vài mẹo nhỏ để mẹ có thể chăm con khỏe mạnh.
Dùng thuốc để trị triệu chứng
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ thường có triệu chứng tiêu chảy, đau bụng, ăn không tiêu. Với trường hợp này mẹ có thể cho bé sử dụng thuốc điều trị triệu chứng, đẩy nhanh tốc độ tiêu hóa thức ăn đồng thời giảm nhẹ cơn đau hiệu quả.
Với trường hợp bé bị tiêu chảy mẹ có thể sử dụng các thuốc giúp cầm tiêu chảy cho bé như: Tanagel, Smecta…; thuốc nhuận tràng: Hidrasec, nhuận tràng từ chất xơ tự nhiên…Đồng thời, các mẹ đừng quên bổ sung nước điện giải, ngăn ngừa tình trạng mất nước, rối loạn điện giải khi tiêu chảy quá nhiều.
Dùng men vi sinh
Men vi sinh có chứa hàng tỷ lợi khuẩn. Vì vậy việc dùng sẽ giúp các bé bổ sung Probiotic cho hệ đường ruột, đồng thời ức chế hại khuẩn phát triển. Nhờ đó trạng thái cân bằng vi sinh trong đường tiêu hóa sẽ được lập lại trạng thái cân bằng, đẩy lùi triệu chứng khó chịu. Các nhóm men vi sinh phổ biến hỗ trợ cải thiện tốt các triệu chứng của loạn khuẩn đường ruột như: Lactobacillus acidophilus, Bacillus Subtilis, Immunecanmix….
Thay đổi chế độ ăn hàng ngày
Chế độ ăn thiếu khoa học là nguyên nhân khiến trẻ loạn khuẩn đường ruột. Vì vậy để bé nhanh chóng cải thiện mẹ cần lưu ý những vấn đề sau trong những bữa cơm hàng ngày:
- Không nên cho bé ăn nhiều đồ ngọt. Nếu trẻ phải uống sữa ngoài, mẹ hãy lựa chọn loại sữa không đường lactose.
- Bữa ăn của bé cần tăng cường chất xơ để giảm phát triển của hại khuẩn
- Đảm bảo an toàn vệ sinh bằng cách nấu chín, uống sôi, không dùng đồ ăn đã để qua đêm và rửa tay chân cho bé trước mỗi giờ cơm.
- Bổ sung sữa chua và các thực phẩm dễ tiêu vào trong thực đơn của bé chẳng hạn như cà rốt, bí đỏ, thịt gà,…
- Chia nhỏ bữa ăn hàng ngày, mỗi bữa sử dụng thức ăn vừa phải để bé có đủ năng lượng cũng như nhu cầu dinh dưỡng.
Cách phòng ngừa loạn khuẩn đường ruột ở trẻ
Loạn khuẩn đường ruột ở trẻ hoàn toàn có thể phòng ngừa nếu mẹ biết cách xây dựng lối sống khoa học. Cụ thể:
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để gia tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa.
- Vệ sinh bình sữa, núm vú, các dụng cụ pha sữa trước và sau mỗi lần sử dụng.
- Trường hợp bé uống sữa ngoài mẹ cần pha theo liều lượng hướng dẫn. Tránh pha quá loãng hoặc quá đặc khiến chất lượng sữa ảnh hưởng.
- Lựa chọn thực phẩm sạch, phù hợp với tuổi của bé. Ngoài ra quá trình chế biến mẹ cần đảm bảo vệ sinh, tránh để vi khuẩn xâm nhập vào ruột của bé.
- Tuyệt đối không cho các bé ăn đồ ôi thiu, chế biến sẵn ngoài đường phố.
- Hãy tập cho bé thói quen rửa tay với xà phòng, nhất là lúc trước khi ăn
- Không tự ý dùng kháng sinh để trị bệnh cho trẻ, trừ khi nhận được chỉ dẫn từ phía bác sĩ.
- Trẻ đến tuổi ăn dặm cần đảm bảo 4 nhóm chất chính là tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
Loạn khuẩn đường ruột là căn bệnh rất hay gặp ở bé. Vì vậy ngay từ hôm nay mẹ hãy phòng bệnh để con có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, phát triển toàn diện thật tốt. Nếu cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
——————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Bitasupermin
Ingredient
Lactobacillus acidophilus, Bacillus Subtilis, Bacillus clausi, Canxi , Cao Men Bia, L-Lysin HCL, Vitamin D3 , Immunecanmix, DHA 10 %, Coenzym Q10, Vitamin B5 , Kẽm , Vitamin B1 , Vitamin B2 , Vitamin B6 , Folic acid, Selon
Indications
- Supporting the addition of beneficial bacteria, a number of amino acids, vitamins and minerals, supporting the improvement of intestinal microflora.
- Support strengthening resistance, support to reduce symptoms of slow digestion, bloating, diarrhea, digestive disorders caused by intestinal bacteria.
Users
People with poor digestion, slow digestion, diarrhea, bloating
Digestive disorders due to intestinal bacteria.
Usage
- Adults: Drink 2 sachets/time x 2 times/day
- Children over 1 year old: Take 1 sachet/time x 2 times/day
- Children under 1 year: Consult a doctor/pharmacist
Note when using:
Mix digestive yeast sachets with about 100-200 ml of cooled boiled water, stir well, or eat directly.
Take capsules 30 minutes before or after meals
For children, it can be mixed into milk for easy drinking.
Reference source:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc
https://www.webmd.com/digestive-disorders/sibo-overview-what-is-it