Để chăm sóc tốt cho sức khoẻ người cao tuổi cần phải hiểu được những nhu cầu dinh dưỡng cũng như cách phòng ngừa bệnh tật, bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi.
Mục lục
ToggleThường xuyên quan tâm, thăm hỏi
Do tâm sinh lý thay đổi nên người cao tuổi tính dễ rơi vào trạng thái mệt mỏi, buồn rầu dẫn đến nóng giận và khó tính. Đây là dấu hiệu bình thường khi tuổi tác thay đổi. Do vậy, rất cần thăm hỏi thường xuyên, động viên để chia sẻ, khích lệ tinh thần các cụ.Những người cao tuổi rất quan trọng về mặt tâm lý, họ rất cần tình yêu thương và sự quan tâm của con cháu và người thân bên cạnh, đây cũng chính là một trong những điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Do vậy không nên trách móc hay có những hành động ảnh hưởng tới tâm lý người cao tuổi. Tốt nhất hãy trò chuyện vui vẻ, tạo cảm giác gần gũi, dịu dàng, ân cần. Việc này chính là liều thuốc bổ tốt nhất cho sức khỏe, giúp các cụ cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc mỗi ngày.
Tham gia các hoạt động xã hội, thể dục thể thao
Việc duy trì các hoạt động thể chất, hoạt động cộng đồng với người cao tuổi là vô cùng cần thiết để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi. Điều này giúp cho người cao tuổi nâng cao sự dẻo dai của cơ thể, có cơ hội giao tiếp với nhiều người, giúp tinh thần thoải mái, vui vẻ, sức khỏe nâng cao.
Thực tế cho thấy ít vận động khiến sức khỏe và trí tuệ của người cao tuổi giảm sút, thể lực suy giảm nhanh chóng, dễ mắc bệnh, tâm lý không tốt, nhanh bị lẫn và giảm khả năng để điều khiển được tâm trí.
Vì vậy, hãy để ông bà, cha mẹ chúng ta được làm những công việc vừa sức mà họ yêu thích. Nên khuyến khích các cụ tập thể dục thường xuyên bằng những bài tập thể dục đơn giản, như đi bộ 1-2 tiếng mỗi ngày để phòng chống các bệnh về tim mạch, huyết áp, suy giảm trí nhớ, rối loạn tuần hoàn não.
Chúng ta cũng nên chủ động liên hệ và tạo điều kiện cho các cụ tham gia các câu lạc bộ hưu trí, các nhóm hoạt động dành cho người cao tuổi. Từ đó, người cao tuổi sẽ không còn cảm thấy vô dụng, thêm năng động, khỏe khoắn và yêu đời hơn.
Khám sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ là việc rất cần thiết để duy trì sức khỏe người cao tuổi. Lúc này, các chức năng của cơ thể đã suy giảm, các cơ quan quan trọng cũng dễ phát sinh vấn đề và thay đổi hiệu quả hoạt động.
Từ những kết quả thăm khám chúng ta sẽ nắm rõ tình trạng sức khỏe của người cao tuổi, dễ dàng phát hiện ra những thay đổi để có biện pháp phòng tránh, chữa trị bệnh kịp thời. Bên cạnh đó, cần lưu ý những dấu hiệu bất thường ở người cao tuổi để đưa ra phương án xử lý kịp thời và hiệu quả.
Ngoài ra, giấc ngủ ngon là điều rất cần thiết đối với người cao tuổi. Người cao tuổi thường hay bị mất ngủ. Vì vậy, người cao tuổi có thể không cần phải ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, thay vào đó chỉ cần ngủ sâu là đã đảm bảo cho tinh thần khoẻ mạnh. Đối với người cao tuổi thì những giấc ngủ trưa quan trọng hơn so với giấc ngủ về đêm.
Nên hạn chế để người cao tuổi dùng thuốc an thần để kích thích ngủ ngon, vì khi dùng thuốc an thần người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não. Để giúp người cao tuổi ngủ ngon hơn thì các bài tập dưỡng sinh hay dùng dược thảo sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Bổ sung thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch người cao tuổi mùa dịch
Theo PGS. TS. Bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia: “Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi có nhiều khác biệt so với trẻ em, trẻ vị thành niên, người trưởng thành và là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Một chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh với đầy đủ dưỡng chất thiết yếu có thể giúp người cao tuổi ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe phổ biến như táo bón, vấn đề về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp, thừa cholesterol… Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cũng giúp người cao tuổi có sức khỏe tốt, tăng cường khả năng miễn dịch”.
Trong mùa dịch bệnh, thực đơn cho người cao tuổi cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm: chất đạm (protein), chất béo, chất bột đường, nhóm rau xanh quả chín. Trong đó, cần lưu ý bổ sung các loại thực phẩm chất béo lành mạnh, chất béo tốt cho sức khỏe như các loại hạt, quả bơ, cá béo và dầu thực vật…, đặc biệt là dầu ôliu.
Cần hạn chế tối đa chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa; Các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì nguyên hạt…) rất giàu chất dinh dưỡng giúp hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho tim; Thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau xanh, hoa quả giúp ngăn ngừa táo bón, cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ cần thiết cho cơ thể, duy trì cân nặng và giảm nguy cơ mắc bệnh tim; Protein từ các loại đậu, trứng, thịt gà, cá và thịt nạc cũng như các loại hạt để cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Ngoài ra, nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng giúp nâng cao miễn dịch bao gồm: vitamin A, C, E, một số vi chất sắt, kẽm, vitamin D. Các vi chất dinh dưỡng này có trong rau củ, trái cây như: bưởi, cam, chanh, đu đủ… Vitamin D thường ít có trong thực phẩm, mà phải bổ sung dạng chế phẩm hay tiếp xúc ánh nắng mặt trời. Nếu có thể, nên bổ sung 1 viên đa vitamin khoáng chất/ngày để nâng cao miễn dịch. Uống sữa, sữa chua 1-2 ly/ngày cũng cung cấp thêm protein, canxi, vi chất cho cơ thể.
Bên cạnh đó, người cao tuổi nên tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể, khoảng 1,5 – 2 lít/ngày để cơ thể khoẻ mạnh, tăng sức đề kháng. Nên uống nước ấm ngay sau khi ngủ dậy và uống nước theo nhu cầu trong ngày.
Bổ sung thực phẩm bảo vệ trí não cho người cao tuổi
Các bệnh lý liên quan đến: mất ngủ, trí nhớ suy giảm, thường xuyên đau đầu, choáng, nguy cơ tai biến cao… đều liên quan đến não bộ. Các sản phẩm này thường chứa các loại thành phần như:
- Ginkgo Biloba (Bạch quả)
- Đương quy
- Đan sâm
- Xuyên khung
- Xích thược
- Hoàng kỳ
- Thục địa
- Việt quất
Trên thị trường hiện nay không thể không nhắc đến Cửu Bảo Hoạt Huyết, sản phẩm hội tụ đủ các thành phần kể trên giúp bổ huyết, hỗ trợ tăng cường tuần hoàn máu tới não và các cơ quan.
Hỗ trợ giảm các triệu chứng: đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, tê bì chân tay. Hỗ trợ giảm nguy cơ ảnh hưởng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch
Mỗi ngày sử dụng 2 lần, mỗi lần 2 viên sẽ giúp bảo vệ trí não cho người cao tuổi.
Trên đây là những lưu ý quan trọng khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Việc đảm bảo một chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục đều đặn, kiểm tra sức khỏe định kỳ và bổ sung thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và sự thoải mái của người cao tuổi. Ngoài ra, quản lý căng thẳng, duy trì tâm lý tích cực, đảm bảo an toàn trong nhà và duy trì liên lạc xã hội cũng đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.