Táo bón tưởng chừng là bệnh đơn giản nhưng lại gây ra nhiều khó chịu cho trẻ nhỏ khiến các mẹ rất đau đầu, mệt mỏi. Vậy những nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở trẻ em là gì? Bài viết này sẽ trả lời giúp các mẹ ngay sau đây.
Mục lục
ToggleNhững nguyên nhân gây táo bón hàng đầu ở trẻ
Nguyên nhân thực thể
Đây là nhóm nguyên nhân do các vấn đề về các bệnh lý cường giáp, bệnh thần kinh cơ ổ bụng, ổ ruột,… Cụ thể:
- Dị tật hậu môn trực tràng: Hậu môn mở hướng ra phía trước, hẹp hậu môn, phình đại tràng hoặc vô hạch gây lên tình trạng táo bón.
- Bệnh cường giáp: Tình trạng này làm giảm hoạt động của cơ ruột cùng với các triệu chứng khác.
- Bệnh đái tháo đường: Trẻ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể bị táo bón.
- Các bệnh liên quan đến thần kinh: như bại não, chậm phát triển tâm thần hoặc các bệnh lý liên quan đến vấn đề về cột sống, đây cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ.
- Trẻ bị rối loạn thường gặp vấn đề về vận động bao gồm những cử động ruột bất thường và thiếu sự phối hợp trong vận động ruột.
- Do dùng thuốc chống co giật, gây nghiện, giảm đau.
Nguyên nhân chức năng
Nhiều bố mẹ cho rằng nguyên nhân bé bị táo bón là do bé ăn uống quá nhiều, thế nhưng trên thực tế có nhiều nguyên nhân khác:
- Trẻ nhịn đi ngoài: Trẻ càng nhịn thì phân ở trong ruột càng lâu và to khiến cho trẻ càng gặp khó khăn khi đi ngoài là một trong những nguyên nhân gây táo bón.
- Ăn thức ăn đặc: trẻ sơ sinh thường bị táo bón nếu được cho ăn thức ăn đặc một cách đột ngột, đặc biệt là ở những trẻ sơ sinh lần đầu tiên ăn thức ăn đặc.
- Sữa công thức: thành phần protein khác nhau trong sữa công thức có thể là nguyên nhân gây táo bón ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức với lượng nhiều và bị táo bón thường có phân xanh và cứng. Đây là một trong những nguyên nhân gây táo bón các mẹ cần lưu ý để thay đổi sữa cho con.
- Thiếu nước và mất nước: khi đó cơ thể sẽ hấp thụ chất lỏng từ bất cứ đâu trong cơ thể từ thức ăn, đồ uống thậm chí là phân điều đó vô tình lại khiến phân trở nên rắn và khô.
- Thiếu chất xơ: chế độ ăn thiếu chất xơ cũng là nguyên nhân gây táo bón dù ở trẻ nhỏ hay người lớn. Chất xơ từ những loại rau, củ quả góp phần làm tăng thể tích cho phân, làm cho phân mềm hơn.
- Sử dụng kháng sinh dài ngày cũng là một trong các nguyên nhân gây táo bón ở trẻ nhỏ. Kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn có hại nhưng cũng vô tình tiêu diệt cả các lợi khuẩn đường, khiến hệ tiêu hóa suy giảm, mất cân bằng gây táo bón.
Các bố mẹ nên và không nên làm gì khi trẻ bị táo bón?
Để giảm tình trạng táo bón và phòng ngừa tái phát, các chuyên gia có rất nhiều cách giúp các mẹ giải quyết vấn đề đau đầu này. Cụ thể như:
Nên làm
- Điều chỉnh chế độ ăn uống: Với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng gần như duy nhất vì vậy các dưỡng chất có trong sữa mẹ phụ thuộc vào những gì mẹ hấp thu vào thời điểm đó. Để con không bị táo bón, mẹ hãy điều chỉnh chế độ ăn uống của bản thân sao cho hợp lý và đầy đủ, đặc biệt là bổ sung chất xơ. Với trẻ bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể bổ sung cho trẻ các loại thực phẩm giàu chất xơ để giúp cải thiện hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó cho trẻ uống nhiều nước để dễ tiêu, giảm táo bón.
- Ngâm hậu môn trong nước ấm: Ngoài việc đổi chế độ ăn uống, khi trẻ bị táo bón mẹ có thể ngâm hậu môn của trẻ với nước ấm sẽ có hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt là với những trẻ quấy khóc và lười ăn do táo bón. Cách thực hiện đó là ngâm hậu môn của bé với nước ấm khoảng 5 – 10 phút mỗi lần và 1 – 2 lần mỗi ngày. Việc này giúp trẻ sơ sinh đi ngoài dễ dàng hơn vì nước ấm có thể kích thích cơ vòng hậu môn.
- Massage bụng nhẹ nhàng: Đây cũng được xem là biện pháp hiệu quả trị táo bón cho trẻ sơ sinh hữu dụng. Mẹ sử dụng 3 ngón tay giữa để không tạo áp lực mạnh lên bụng con, chụm 3 ngón tay này lại và đặt lên vùng bụng khu vực xung quanh rốn của bé. Sau đó sử dụng lực ấn vừa phải kết hợp chuyển động tròn xung quanh rốn. Mỗi lần như vậy thực hiện trong khoảng 3 phút.
- Cho con vận động nhiều hơn sẽ giúp tăng nhu động ruột, giảm dần tình trạng táo bón.
- Bổ sung sữa chua hoặc các sản phẩm chứa men các chủng men như: Bifidobacterium, Lactobacillus sẽ giúp cần bằng hệ thống vi sinh đường ruột, tăng cường các lợi khuẩn, ổn định tiêu hóa, cải thiện hệ miễn dịch của trẻ.
- Theo dõi việc đi vệ sinh hàng ngày của trẻ và nhắc nhở trẻ đi vệ sinh đúng giờ.
Không nên làm
- Sử dụng thuốc xổ tùy tiện: Không thể phủ nhận các loại thuốc bơm có thể giúp bé giải quyết được tình trạng táo bón dài ngày mà không thể đi ngoài được. Tuy nhiên, nếu mẹ lạm dụng quá đà sẽ khiến cơ thể bé bị phụ thuộc vào thuốc, mất dần phản xạ giãn nở hậu môn khi cơ thể có nhu cầu “giải quyết nỗi buồn”.
- Rửa hậu môn cho bé bằng xà phòng: Nhiều phụ huynh sạch sẽ thái quá dùng cả xà bông để rửa cho con sau mỗi lần bé đi vệ sinh. Việc này khiến hậu môn dễ bị kích ứng bởi những thành phần chất tẩy rửa trong xà phòng. Vô tình, mẹ đẩy con đến nguy cơ bị nứt hậu môn hay bị trĩ do mất đi chất nhờn tự nhiên vốn có của bộ phận này.
- Hạn chế cho trẻ ăn các món nhiều dầu mỡ, đồ ăn sẵn, thịt đỏ…bởi gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa của con.
Táo bón là một trong những vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ. Tùy vào nguyên nhân gây táo bón ở trẻ mà ba mẹ cần có các phương pháp điều trị phù hợp, tránh để táo bón lâu dài phát triển thành mãn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ về sau. Nếu cần hỗ trợ, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
————————–
Thông tin tham khảo
TPBVSK Tabogold
Ingredient
Litesse, Inulin, Cao khô Đại hoàng, Cao khô Phan tả diệp
Indications
Add fiber, support laxative, support constipation relief.
Users
Children, adults with constipation, constipation for a long time.
Usage
Trẻ em 6-11 tuổi: uống 10ml/ lần x 1- 2 lần/ ngày. Uống sau ăn.
Children over 11 years old, adults: take 10ml/time x 2 times/day. Drink after eating.