Suy giảm thị lực là một trong những bệnh lý về mắt khá phổ biến hiện nay. Nó không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn ảnh hưởng đến tâm lý người bệnh. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm thị lực và phương pháp chăm sóc đơn giản giúp cho đôi mắt được sáng khỏe.
Mục lục
ToggleSuy giảm thị lực là gì?
Suy giảm thị lực là tình trạng khả năng nhìn bị suy giảm ở một mức độ nào đó. Triệu chứng điển hình như mắt mờ, không nhìn rõ hoặc không thể nhìn tập trung. Đây thường là hệ quả của một tổn thương, một bệnh lý nào đó ở mắt trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cũng có nhiều trường hợp suy giảm thị lực là biến chứng của bệnh lý như tiểu đường, tai biến mạch máu não.
Nguyên nhân gây suy giảm thị lực
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực ở mắt từ nhẹ đến nặng. Trong đó phổ biến nhất là các nguyên do sau:
Tật khúc xạ ở mắt
Các tật khúc xạ như cận, viễn, loạn là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng suy giảm thị lực đặc biệt là ở người trẻ. Mắt bị cận thị, viễn thị hay loạn thị sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn rõ hình ảnh. Tuy nhiên khi tật khúc xạ được phát hiện sớm có thể khắc phục được thị lực bằng nhiều biện pháp hoặc phẫu thuật để điều trị dứt điểm, khôi phục lại thị lực.
Lão hóa
Cùng với quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể khi bước sang tuổi 40 mắt dần có các dấu hiệu lão hóa gây suy giảm thị lực. Lão thị là tình trạng suy giảm thị lực do lão hóa phổ biến nhất khiến tầm nhìn giảm gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt, làm việc.
Ngoài ra, bạn còn có thể mắc một số bệnh lý về mắt do tuổi tác như: đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, thoái hóa võng mạc,… Các bệnh lý này nếu không được phát hiện kịp thời có thể khiến người bệnh mất thị lực vĩnh viễn.
Chấn thương ở mắt
Trong sinh hoạt thường ngày nếu xảy ra sự cố gây chấn thương cho mắt hay nhiễm trùng mắt, khiến mắt bị viêm nhiễm đều gây ra những ảnh hưởng xấu đến thị lực. Những ảnh hưởng nhỏ nếu điều trị và chăm sóc tốt người bệnh có thể lấy lại thị lực bình thường.
Bệnh lý về mắt
Khi mắc các bệnh lý về mắt sau đây, người bệnh cần điều trị tích cực để phòng ngừa nguy cơ suy giảm thị lực:
- Thoái hóa điểm vàng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây giảm thị lực ở những người từ 60 tuổi trở lên. Các triệu chứng bao gồm thị lực giảm, tầm nhìn trung tâm mờ và giảm phân biệt màu sắc.
- Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, do virus thuộc nhóm Adenos gây bệnh.
- Đục thủy tinh thể (hay cườm khô): Đục thủy tinh thể thường xảy ra ở người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên với các triệu chứng như nhìn mờ, màu sắc mờ dần, nhìn 1 hóa 2. Sự hình thành của đục thủy tinh thể là từ từ và nếu không được điều trị có thể gây giảm thị lực và mất thị lực hoàn toàn.
Nên điều trị suy giảm thị lực như thế nào?
Đối với những người có dấu hiệu suy giảm thị lực tức thời, mỏi mắt, khó tập chung do thường xuyên tiếp xúc với các thiết bị điện tử hiện diện ở khắp nơi như máy tính tính, điện thoại, tivi. Vì vậy cách khắc phục tình trạng suy giảm thị lực này bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20, thương xuyên chớp mắt, giảm độ sáng màn hình, kết hợp các phương pháp massage nhẹ nhàng giúp mắt tập trung và hồi phục được khả năng nhìn tốt nhất.
Trường hợp mắc các bệnh lý về nhãn khoa, để khắc phục tình trạng suy giảm thị lực cách tốt nhất là điều trị bệnh lý.
- Cận – Viễn – Loạn: Tật khúc xạ của mắt có thể khắc phục bằng việc đeo kính hoặc phẫu thuật để điều trị hoàn toàn.
- Lão thị: Dùng kính lão để cải thiện thị giác. Ngoài ra có thể sử dụng thêm phương pháp phẫu thuật Presbyond.
- Các bệnh lý khác về mắt: Mỗi bệnh lý sẽ có tình trạng nặng nhẹ khác nhau, dựa vào đó bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp nhất như dùng thuốc uống, thuốc nhỏ, phẫu thuật hoặc phối hợp các phương pháp điều trị với nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Phương pháp giúp cải thiện suy giảm thị lực cho đôi mắt sáng khỏe
Để tránh suy giảm thị lực sớm, điều cần làm đầu tiên là chăm sóc mắt đúng cách. Việc tiếp xúc nhiều với máy tính, các thiết bị điện tử quá nhiều vô tình làm đôi mắt của bạn bị giảm thị lực. Những thay đổi ở mắt thường diễn ra chậm, khó để nhận biết các triệu chứng nhẹ. Đến khi người bệnh nhận ra thì bệnh tình trở nặng khó phục hồi. Do đó, các bác sĩ nhãn khoa đưa ra một số nguyên tắc trong sinh hoạt và làm việc, giúp bảo vệ mắt và tránh suy giảm thị lực.
- Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn thịt đỏ, dầu mỡ động vật, các chất kích thích như rượu bia.
- Bổ sung các chất dinh dưỡng tốt cho mắt như:
- Dầu gấc có tác dụng phòng khô mắt, giảm nguy cơ mắc bệnh quáng gà
- Omega-3 giúp tăng cường thị lực
- Lutein và Astaxanthin có trong rau xanh, khoai lang, bí đỏ,… có tác dụng hấp thụ năng lượng dư thừa từ ánh sáng mặt trời, ngăn chặn các tia tử ngoại ảnh hưởng xấu tới mắt. Bên cạnh đó, lutein còn có công dụng chống lại oxy hóa, tránh bị đục thuỷ tinh thể và ngăn ngừa thoái hoá điểm vàng
- Vitamin A tốt cho sự phát triển và duy trì hoạt động của niêm mạc, kết mạc, giác mạc và võng mạc
- Vitamin E giúp thu giữ gốc tự do sản sinh trong quá trình chuyển hoá và chống oxy hoá.
- Tập thể dục cho mắt: Ví dụ như tập yoga cho mắt, giúp mắt khỏe mạnh hơn và giảm thiểu nguy cơ các bệnh lý về mắt như tật khúc xạ ở trẻ em và làm giảm nguy cơ lão hoá mắt, tránh suy giảm thị lực ở người lớn.
- Khám mắt định kỳ: Việc khám mắt thường xuyên giúp bạn sớm phát hiện những bất thường ở mắt và kịp thời điều trị.
- Một số biện pháp khác như: đeo kính râm khi ra nắng để hạn chế tia tử ngoại, tránh dùng nguồn nước bị ô nhiễm, vệ sinh mắt sạch sẽ, thường xuyên cho mắt nghỉ ngơi, tránh để mắt làm việc với cường độ cao liên tục khiến thị lực suy giảm.
Suy giảm thị lực sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của bạn và những người xung quanh, vì vậy ngay khi từ bây giờ hãy bảo vệ đôi mắt của bạn luôn được sáng khỏe. Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
—————-
Thông tin tham khảo
TPBVSK Matsao
Ingredient
Dầu gấc, Omega 3, Lutein, Astaxanthin, Vitamin A, Vitamin E
Indications
– Antioxidant supplements, slow down the aging process of the eye.
– Support to enhance eyesight; Support to reduce eye strain, dry eyes, blurred vision.
– Support to reduce the risk of cataracts; Age-related Macular Degeneration.
Users
– People have poor eyesight. People have eyestrain, dry eyes, blurred vision.
– People are regularly exposed to elements that have a harmful effect on the eyes, like working with computers; regularly reading
Usage
– Adults and children over 12 years old: 1-2 capsule(s)/ time × 2 times per day.
– Children from 6 to 12 years old:1 capsule/time × 2 times per day.
– After meals.