Thời tiết giao mùa và chuyển lạnh là thời điểm khiến các bệnh lý đường hô hấp tăng cao như ho, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi….Trong bài viết này sẽ đề cập đến tất tần tật những gì bạn cần biết về bệnh viêm phế quản cấp tính, mời bạn cùng theo dõi.
Mục lục
ToggleViêm phế quản cấp tính là gì?
Viêm phế quản cấp tính là tình trạng các ống dẫn khí đến phổi (phế quản) bị viêm gây ra hiện tượng phù nề, co thắt, tế bào niêm mạc tăng kích thích, tiết đờm dãi làm giảm khả năng trao đổi không khí của cơ thế. Thông thường, viêm phế quản cấp tính xảy ra nhanh và thường tự khỏi sau vài ngày.
Lí do nào gây ra viêm phế quản cấp tính?
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp tính nhưng chủ yếu là do một số nguyên nhân dưới đây:
Virus
Theo nghiên cứu, có khoảng 95% nguyên nhân viêm phế quản cấp tính do virus, gây ra. Một số chủng virus thường gặp như: Adenovirus, coronavirus, cúm A, B, RSV, rhinovirus…
Vi khuẩn
Thông thường, viêm phế quản cấp tính do vi khuẩn có thể phát triển sau khi người bệnh bị nhiễm virus gây ra. Một số chủng vi khuẩn gây bệnh như: Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae, Haemophilus influenzae….
Chất kích ứng
Môi trường ô nhiễm, thường xuyên tiếp xúc hoặc hít các chất kích ứng như khói, bụi, khói hóa chất có thể gây ra viêm khí và ống phế quản.
Ngoài ra còn có các yếu tố nguy cơ khác gây viêm phế quản cấp tính và khiến bệnh tiến triển nặng hơn, cụ thể như:
- Thường xuyên hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá.
- Người suy giảm miễn dịch, đề kháng kém.
- Mắc bệnh trào ngược dạ dày.
Triệu chứng của viêm phế quản cấp tính
Viêm phế quản cấp tính có triệu chứng ban đầu tương tự như cảm lạnh, cảm cúm phổ biến như:
- Ho, ho khan, ho có đờm
- Hắt hơi, chảy nước mũi, nước mắt
- Cảm giác ớn lạnh, đau đầu
- Viêm họng, sốt nhẹ
- Đờm màu xanh, trắng hoặc vàng
- Thở khò khè, thở nhanh hoặc khó thở
Viêm phế quản cấp tính có nguy hiểm không?
Viêm phế quản cấp tính thường xuất hiện đột ngột và khỏi sau 1 – 2 tuần điều trị đúng cách, bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp khi ho, hắt hơi, nói chuyện gần người khác.
Tuy nhiên, với trẻ nhỏ, người cao tuổi, người có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch có nguy cơ bội nhiễm và tiến triển sang nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời như: ho kéo dài, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, áp xe phổi, tắc nghẽn đường thở COPD…
Để tránh biến chứng viêm phế quản cấp tính ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khi gặp các triệu chứng của bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Điều trị viêm phế quản cấp tính
90% viêm phế quản cấp tính là do virus, do vậy nhiều trường hợp không cần điều trị kháng sinh. Đa phần sẽ điều trị các triệu chứng và bệnh tự thuyên giảm trong vài tuần. Dưới đây là một số phương pháp điều trị triệu chứng của viêm phế quản cấp tính:
Điều trị bằng thuốc tây
- Ho: thường các bác sĩ sẽ khuyên bạn nên uống nhiều nước và kê thêm một số loại thuốc giảm ho, long đờm: dextromethorphan, terpin,… sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn.
- Giảm đau, hạ sốt bằng paracetamol, ibuprofen….
- Sổ mũi, nghẹt mũi, bạn có thể vệ sinh bằng nước muối sinh lý hoặc được chỉ định dùng các nhóm kháng histamin để giảm khô, nghẹt mũi, chảy nước mũi: loratadin, fexofenadine, desloratadin, alimemazine, clorpheniramin….
- Khó thở có thể được chỉ định thuốc giãn phế quản dạng hít hoặc dạng uống: acetylcysteine, ambroxol, bromhexine….
Điều trị viêm phế quản cấp tính từ thảo dược
Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây, bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, được áp dụng phổ biến như:
- Lá thường xuân hay còn gọi là cây vạn niên, dây nguyệt quế, có chứa các thành phần saponin, flavonoid, alkaloid… có tác dụng làm loãng đờm, giảm ho tương tự như hoạt chất acetylcystein giúp tống đờm ra ngoài dễ dàng, phù hợp dùng cho cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh đó, lá thường xuân còn có khả năng kích thích hệ thống beta – adrenergic, thúc đẩy giải phóng epinephrine giúp giãn phế quản, lưu thông đường thở. Cao lá thường xuân hiện nay cũng thường xuất hiện trong các sản phẩm hỗ trợ giảm ho, long đờm, bào chế dạng siro sử dụng khá thuận tiện.
- Cát cánh được lấy từ rễ cây cát cánh có tính ôn, vị ngọt cay, thường được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc dân gian trị ho long đờm, viêm họng, viêm phổi, khàn tiếng, mụn nhọt… Trong y học hiện đại, cát cánh có chứa chủ yếu là saponin và kikyo – saponin có tác dụng kích thích niêm mạc cổ họng, dạ dày đưa đến phản xạ tăng tiết ở đường hô hấp, làm loãng đờm, dễ tống đờm ra ngoài.
- Cam thảo đã được sử dụng lâu đời trong y học cổ truyền và nghiên cứu trong y học hiện đại chứng minh có tác dụng chống viêm nhiễm, chống dị ứng, giảm ho, long đờm, làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng… Bạn có thể hãm vài lát cam thảo với nước sôi, uống như uống trà cho đến khi hết bị ngọt thì bỏ đi.
- Cúc hoa là một loại thảo dược có vị ngọt đắng, tính hơi hàn, trong dân gian thường dùng làm thuốc chữa cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản… Bên cạnh đó, cúc hoa còn có nhiều tác dụng khác như: giảm viêm, trị mụn, kích thích tiêu hóa… Bạn có thể dùng trà hoa kèm mật ong gừng, giúp giữ ấm họng, giảm ho, long đờm khá hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa viêm phế quản cấp tính
Thực tế cho thấy viêm phế quản cấp tính không quá phức tạp, nhưng vẫn có nguy cơ tiến triển sang những biến chứng không mong muốn. Vì vậy, bạn cần có những biện pháp phòng ngừa bệnh để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cụ thể:
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường khói bụi ô nhiễm, nếu phải làm việc trong môi trường ô nhiễm, cần đeo khẩu trang kín, mặc đồ bảo hộ lao động để bảo vệ sức khỏe đường hô hấp.
- Nếu bị dị ứng với phấn hóa, lông chó mèo, nước hoa… thì cần hạn chế tiếp xúc.
- Vệ sinh mũi họng hàng ngày, giữ ấm cho đường hô hấp luôn được khỏe mạnh.
- Bổ sung vitamin, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Giữ ấm cơ thể khi vào mùa lạnh
- Tiêm phòng vacxin phòng ngừa các bệnh cúm.
Mong rằng với những thông tin bài viết trên sẽ đã giúp bạn hiểu hơn về bệnh viêm phế quản cấp tính và những biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
—————————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Ho ATK
Ingredient:
Cao cúc hoa, Cao cam thảo, Cao lá thường xuân, Cao cát cánh
Uses:
- Helps to nourish lung, reduce phlegm, relieve cough.
- Helps relieve sore throat, hoarseness.
User object:
People with bronchitis, pharyngitis.
People with cough with phlegm, sore throat, hoarseness.
Usage and dosage:
- Children > 14 years old and adults: 10ml each time, 3 times a day.
- Children 6-14 years old: 7.5ml each time, 3 times a day.
- Children from 2-6 years old: 5ml each time, 3 times a day.
- Children 1-2 years old: 2.5ml each time, 3 times a day.
- Children under 1 year of age: consult a physician.
Shake well before use, use within 15 days of opening.
Nguồn tham khảo: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK448067/