Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những bệnh lý về gan cũng đang ngày càng gia tăng và trở nên phổ biến. Đóng vai trò là cơ quan nội tạng lớn nhất của cơ thể, đảm nhận nhiều chức năng quan trọng. Vì vậy, khi bị mắc các bệnh gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Dưới đây bài tổng hợp các bệnh gan thường gặp và phương pháp điều trị mà bạn cần nắm rõ để nhận biết và phòng ngừa.
Mục lục
ToggleBệnh gan nhiễm mỡ
Gan nhiễm mỡ là tình trạng mỡ bị tích tụ quá nhiều và thường chiếm từ 5 – 10% trọng lượng của gan. Bệnh gan nhiễm mỡ thường có ít triệu chứng rõ ràng, những biểu hiện đầu tiên thường là bụng ấm ách, khó chịu, khám thấy gan hơi to ra, đến khi ở giai đoạn nặng hơn bạn mới thấy mệt mỏi, khó chịu.
Những người sử dụng nhiều rượu, chế độ ăn giàu chất béo, tiểu đường, béo phì, mỡ máu cao, rối loạn chuyển hóa…có tỷ lệ cao mắc gan nhiễm mỡ cao hơn người bình thường. Các phương pháp chẩn đoán điều trị bệnh gan nhiễm mỡ như: xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, sinh thiết.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh gan nhiễm mỡ có thể tiến triển sang xơ gan, viêm gan… Tuy nhiên bệnh lý này lại không thể giải quyết vội vàng bằng thuốc mà bạn phải từ từ thay đổi thói quen, thực hiện lối sống khoa học, kết hợp điều trị tốt các bệnh lý đi kèm.
Bệnh gan do virus
Viêm gan virus là tình trạng gan bị viêm do có sự xâm nhập, lây truyền của các loại virus gây ra những tổn thương hoặc phá hủy tế bào gan, khiến gan giảm hoạt động, chức năng nhiệm vụ. Có 5 loại viêm gan virus gồm:
- Viêm gan A (HAV) chủ yếu lây qua đường tiêu hóa do ăn uống, các loại thực phẩm, nước ô nhiễm… Triệu chứng bệnh có thể xuất hiện sau 1 đến 6 tháng như: mệt mỏi, vàng da, rối loạn tiêu hóa, sốt nhẹ, nước tiểu vàng. Người mắc bệnh viêm gan A có thể tự phục hồi hoàn toàn trong vòng 1-2 tháng mà không có tổn thương kéo dài, ít biến chứng nguy hiểm.
- Viêm gan B (HBV) thường lây truyền qua đường tiêm truyền, máu, từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn. Viêm gan B cấp tính có thể không cần điều trị, nhưng ở thể mạn tính cần điều trị bằng thuốc kháng virus. Nếu không điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng nặng nề như xơ gan, ung thư gan.
- Viêm gan C (HCV) có con đường lây truyền tương tự như viêm gan B, nhưng ít khi lây qua đường tình dục. Viêm gan C được coi là một bệnh thầm lặng bởi các triệu chứng ít khi bộc ra bên ngoài. Tuy nhiên, virus vẫn tiếp tục sinh sôi nảy nở trong gan lâu dần có thể dẫn tới xơ gan, ung thư gan.
- Viêm gan E (HEV) lây truyền qua con đường tiêu hóa giống với viêm gan A và hầu như không lây qua con đường khác. Viêm gan E có xác suất gây bệnh thấp, chỉ từ 1-10% và tự khỏi trong vòng 4 – 6 tuần, nếu không tiến triển thành ác tính thì không bộc lộ triệu chứng rõ rệt.
- Viêm gan D (HDV) viêm gan D chỉ xảy đồng nhiễm hoặc bội nhiễm ra trên bệnh nhân viêm gan B bởi HDV sử dụng kháng nguyên vỏ của HBV để xâm nhập và thoát khỏi tế bào gan. HDV làm tiến triển nhanh các biến chứng ở người bệnh HBV.
Xơ gan
Xơ gan là tình trạng gan hình thành các mô sơ, sẹo không thể thay thế tái tạo, từ đó dẫn tới làm giảm chức năng gan. Viêm gan B, C, nghiện rượu, hội Budd – Chiari, tăng áp lực tĩnh mạch cửa tiên phát, rối loạn chuyển hóa…. là nguyên gây ra xơ gan.
Biểu hiện xơ gan thường gặp như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, sốt nhẹ, vàng da, vàng mắt, ngứa da, dễ bầm tím và chảy máu. Xơ gan ở giai đoạn còn bù sẽ hạn chế được các biến chứng của xơ gan, nhưng đến giai đoạn xơ gan mất bù bệnh thường tiến triển nặng, có nhiều biến chứng nguy hiểm và đáp ứng kém khi điều trị.
Bệnh gan tự miễn
Bệnh gan tự miễn là bệnh gây tổn thương gan do hệ thống miễn dịch của cơ thể tự tấn, phá hủy tế bào gan. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và giới tính. Biểu hiện của bệnh gan tự miễn như: mệt mỏi, gan to, vàng da, ngứa, đau khớp, da phát ban, khó chịu ở bụng, u mạch hình nhện, nước tiểu đậm, phân màu bạc… Bệnh tiến triển và dẫn đến xơ gan, cuối cùng là suy gan nếu không được điều trị kịp thời.
Ung thư gan
Ung thư gan là một bệnh gan nguy hiểm, ảnh hưởng lớn đến tính mạng người bệnh. Ung thư gan có 2 dạng là nguyên phát và thứ phát. Ung thư gan thứ phát do các tế bào ung thư ở các bộ phận khác của cơ thể đi vào gan gây ra các khối u di căn. Ung thư gan nguyên phát là bệnh lý ác tính của gan, gồm 3 loại chính là: ung thư tế bào biểu mô gan, ung thư biểu mô đường mật, u nguyên bào gan.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư gan như: người mắc bệnh gan mạn tính, viêm gan, béo phì, gan nhiễm mỡ, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc, làm dụng rượu bia….
Giai đoạn sớm của ung thư gan có biểu hiện của xơ gan, viêm gan mạn tính: vàng da, đau tức hạ sườn phải, chán ăn, trướng bụng.. Giai đoạn muộn triệu chứng có thể rõ ràng hơn như: sụt cân, buồn nôn, đau tức nặng vùng hạ sườn phải, đi ngoài phân trắng, bạc màu…
Điều trị ung thư gan phụ thuộc vào mức độ lan rộng và tổn thương của gan. Các phương pháp điều trị ung thư gan phổ biến gồm: phẫu thuật ghép gan, phá hủy u tại chỗ, nút hóa chất động mạch gan, xạ trị, hóa trị…
Cách phòng ngừa mắc các bệnh gan hiệu quả
Bệnh gan đa phần có diễn biến phức tạp và có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí là đe dọa đến mạng sống của người bệnh. Vì vậy, chăm sóc và bổ sung dưỡng chất bảo vệ lá gan hàng ngày là điều hết sức cần thiết. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia để lá gan của bạn luôn được khỏe mạnh.
- Hạn chế sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn
- Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng đủ 4 nhóm dưỡng chất chính là chất đạm (protein), chất béo (lipid), đường bột (glucid), vitamin và khoáng chất.
- Sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý, luyện tập thể dục thể thao đều đặn, duy trì cân nặng ổn định, cân bằng cuộc sống, giảm stress, ngủ đủ giấc cũng giúp gan làm việc hiệu quả hơn.
- Không tùy tiện sử dụng thuốc, một số thuốc gây hại cho gan như thuốc giảm đau, kháng sinh, tiểu đường, huyết áp, mỡ máu, ung thư… Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ chuyên môn để đảm bảo an toàn cho gan của bạn.
- Tiêm vắc xin ngừa viêm gan như viêm gan A, B,C hạn chế tỉ lệ mắc bệnh cũng là một cách phòng ngừa tốt các bệnh gan.
- Lưu ý sử dụng các loại thảo dược và thực phẩm chức năng giải độc gan bởi trên thị trường có vô vàn loại thuốc khác nhau tuy nhiên không phải loại nào cũng đảm bảo chất lượng. Bạn nên chọn các sản phẩm có thành phần như: L-Ornithine, L-Aspartate, Glutathione, Selenium, Vitamin E…. hoặc thảo dược như Kế sữa, Astiso, Bồ công anh, Diệp hạ châu, Cà gai leo…..
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh gan và các bệnh lý khác để có phương án điều trị sớm, tỉ lệ khỏi bệnh cao.
Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn những thông tin sơ lược các bệnh gan giúp bạn hiểu và kiểm soát tốt về bệnh. Hãy để lại thông tin và tình trạng bệnh của bạn, các chuyên gia sẽ tư vấn và đưa ra lời khuyên tốt nhất với bạn! Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.