Trào ngược dạ dày là bệnh tiêu hóa rất dễ gặp, gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hằng ngày. Việc áp dụng những cách chữa trào ngược từ thảo dược giờ đây đã không còn xa lạ với nhiều người. Trong bài viết dưới đây sẽ tổng hợp các loại thảo dược chữa trào ngược dạ, hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
Mục lục
ToggleLá khôi
Cây khôi có tên khoa học là Ardisia silvestris, bộ phận dùng của cây chủ yếu là lá bởi có tác dụng dược lý rất tốt trong điều trị viêm dạ dày. Theo y học cổ truyền, Lá khôi có tác dụng giải can khí uất, bình can tiêu độc, chống dị ứng, kháng khuẩn vì vậy thường chủ trị các chứng như viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, viêm họng, tiêu độc mát gan, nổi mẩn, thấp khớp.
Bên cạnh đó, y học hiện đại cũng đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng Lá khôi có tác dụng tốt trong cải thiện tiêu hóa như bị đầy bụng , khó tiêu, giảm các triệu chứng khó chịu của dạ dày, kiểm soát dịch vị giảm trào ngược dạ dày. Đồng thời, Lá khôi cũng được đánh giá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn HP- nguyên nhân chủ yếu gây viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, làm chậm quá trình oxy hóa tế bào, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương hở.
Bài thuốc trị viêm loét dạ dày kèm triệu chứng trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua như: Bồ công anh, nhân trần, lá khổ sâm mỗi loại 12g, lá khôi 10g, chút chút 10g đem tán thành bột mịn, rồi lấy 30g hòa với nước sôi để nguội, uống trực tiếp.
Dạ cẩm
Dạ cẩm hay còn gọi là cây loét mồm,…tên khoa học là Hedyotis capitellata, thường dùng làm thuốc trị viêm loét miệng, viêm dạ dày rất tốt. Theo quan niệm Đông y, Dạ cảm có dạ cẩm có vị ngọt hơi đắng, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu cơn đau, tiêu viêm, lợi tiểu.
Qua quá trình nghiên cứu, Dạ cẩm đã được biết đến với công dụng nữa là giảm đau, trung hòa axit dạ dày, làm lành nhanh các vết sẹo do viêm gây ra, giảm trào ngược dạ dày.
Cách sử dụng Dạ cẩm chữa đau dạ dày như: 10 – 25g lá và ngọn khô Dạ cẩm, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 hoặc 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.
Cỏ lào
Cỏ lào hay còn gọi là cây cộng sản có tên khoa học là Eupatorium odoratum. Theo y học cổ truyền, cỏ lào có vị hơi cay, mùi hôi nhẹ, tính ấm. Cây có những tác dụng là kháng khuẩn, phòng độc, chống tụ mủ. Đồng thời, cũng có khả năng sát trùng, cầm máu, chống viêm.
Thành phần hóa học của Cỏ lào gồm: tinh dầu, kalium, tanin, alkaloid… Có tác dụng giúp co thắt cơ trơn, cầm máu, đẩy nhanh quá trình tái tạo tế bào nhanh chóng liên seo. Không chỉ vậy, Cỏ lào còn có khả năng giảm tiết dịch, từ đó giảm cảm giác nóng rát do trào ngược dạ dày, ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm loét ở đường tiêu hóa. Đặc biệt, nồng độ hydroxyproline có tác dụng tổng hợp collagen nhanh chóng.
Cây nhọ nồi
Cỏ nhọ nồi hay còn gọi là cỏ mực, hàn liên thảo.. có tên khoa học là Eclipta prostrala. Cỏ nhọ nồi được xếp vào nhóm thảo dược cầm máu, bổ gan, thận thường được dân gian dùng trong điều trị bệnh trĩ, rong kinh, chảy máu, đau dạ dày.
Trong các nghiên cứu y học hiện đại, cây nhọ nồi còn chứa các hoạt chất giúp trung hòa dịch vị acid, giảm đau, giảm trào ngược dạ dày, ơ hơi, ợ chua như: Tanin, ecliptin, carotene,…
Bài thuốc chữa đau dạ dày từ cỏ nhọ nồi như: 1 nắm lá nhọ nồi đem đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng. Tiếp đó đem xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt, chia thành 2 phần bằng nhau và uống hết trong ngày. Kiên trì sử dụng một thời gian sẽ cải thiện triệu chứng.
Bồ công anh
Bồ công anh trong dân gian có khá nhiều tên gọi: diếp dại, mũi mác, bồ cóc, có tên khoa học là Lactuca indica. Theo y học cổ truyền, bồ công anh có tính mát, vị đắng ngọt, không độc. Quy kinh: Tâm, can, thận. Công dụng chủ yếu là thanh nhiệt, giải độc, hóa thấp, tiêu viêm; phát huy tác dụng chữa nhiều bệnh, trong đó có bệnh dạ dày.
Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thành phần của bồ công anh chứa những chất có tác dụng làm lành niêm mạc dạ dày, kháng viêm, giảm đau, giảm trào ngược dạ dày khá hiệu quả.
Bài thuốc chữa đau dạ dày được áp dụng trong dân gian như: Lá bồ công anh khô 20g, lá khôi 15g, lá khổ sâm 10g. Thêm 300ml nước, sắc đun sôi trong vòng 15 phút, thêm ít đường vào để uống ( chia 3 lần uống trong ngày). Uống liên tục trong vòng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục đến khi khỏi.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh hay còn gọi là bông cải xanh, chứa nhiều chất cần thiết cho cơ thể như protein, thiamin, riboflavin… vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… có lợi cho sức khỏe người bệnh trào ngược. Đặc biệt là sulforaphane có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây loét, trào ngược dạ dày.
Chuối xanh
Theo đông y, chuối xanh có tính bình, vị chát, có tác dụng kháng viêm hiệu quả. Ngoài ra, thành phần khoáng chất, chất xơ, vitamin có trong chuối xanh giúp làm đầy lớp niêm mạc, giảm tình trạng tổn thương. Chất tanin trong chuối xanh có tác dụng tạo nên một lớp nhầy để bảo vệ vùng niêm mạc, làm se những vết loét do trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày gây ra.
Cách dùng chuối xanh chữa đau dạ dày như sau: 2 quả chuối xanh đem gọt hết vỏ và ngâm trong nước muối, vớt chuối ra rổ và để ráo nước và cắt thành từng lát mỏng rồi lại ngâm với nước muối khoảng 15 phút. Vớt chuối ra và ăn kèm với cơm. Mỗi tuần bạn nên dùng từ 3-4 lần để giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả nhất.
Bên cạnh việc sử dụng các loại thảo dược trên chữa viêm dạ dày, trào ngược dạ dày bạn cần phải thực hiện tốt các chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao nâng cao sức khỏe và đề kháng cơ thể. Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
———————————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Dạ dày TW28
Ingredient
Cao lá khôi, Cao dạ cẩm, Bột súp lơ xanh tinh chế, Cao cỏ lào, Cao nhọ nồi, Cao bồ công anh.
Indications
Support to reduce stomach acid, support to protect the duodenal and gastric mucosa. Support to reduce symptoms caused by peptic ulcer disease, heartburn, epigastric pain, gastroesophageal reflux.
Users
- People with peptic ulcer disease, gastroesophageal reflux
- People with symptoms of heartburn, epigastric pain
Usage
- Adults and children over 12: 2 – 3 capsules each time × 2 times per day
- Children from 6 to 12 years old: 1-2 capsule(s) each time× 2 times per day.
Take capsules 30 minutes before meal
A course of therapy usually takes from 1 to 2 months.