Trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá của bé được ví như “bộ máy trung tâm” cung cấp dưỡng chất cho mọi hoạt động và giúp bé lớn khỏe mỗi ngày. Vậy các bậc cha mẹ đã biết những tuyệt chiêu bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa cho bé chưa? Theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleThủ phạm khiến bé biếng ăn, tiêu hoá kém
Có rất nhiều nguyên nhân khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng như:
- Các bộ phận của hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ đều chưa hoàn thiện và dễ bị tổn thương trong giai đoạn đầu đời. Niêm mạc thường dễ khô và có nguy cơ nhiễm trùng cao do tế bào tuyến nước bọt chưa phát triển hoàn thiện.
- Chế độ ăn không đúng thành phần dinh dưỡng, khoảng cách các bữa hoặc thay đổi thức ăn đột ngột khiến cơ thể bé không kịp thích nghi, có thể bị nôn trớ, đầy hơi, trướng bụng, táo bón, tiêu chảy, đi ngoài phân sống…
- Đường lactose và đạm casein trong sữa bò tươi khiến bé khó hấp thu, dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.
- Sử dụng kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột. Việc sử dụng nhiều loại thuốc, đặc biệt là kháng sinh dài ngày khi trẻ bị ốm vặt, sẽ tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây loạn khuẩn đường ruột.
Tuyệt chiêu bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ mỗi ngày
Để hệ tiêu hóa của bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ có thể tham khảo áp dụng theo những cách sau đây:
1. Lựa chọn những thực phẩm dễ hấp thu
Đạm đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển về cân nặng và chiều cao của bé. Tuy nhiên đạm có trong sữa bò thường khiến dạ dày của bé cần nhiều thời gian để tiêu hóa hơn. Vì vậy, để hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng hơn, mẹ nên ưu tiên chọn các loại sữa có đạm chất lượng cao giàu alpha-lactalbumin, dễ tiêu hóa hấp thu. Đạm chất lượng cao cũng có thể cải thiện chỉ số axit amin tryptophan giúp bé ngủ ngon, tham gia dẫn truyền thần kinh, giúp phát triển não bộ cho bé.
2. Tránh những thực phẩm khó tiêu và dễ gây dị ứng
Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu nên rất cần sự nâng niu từ mẹ. Khi cho ăn bất kỳ món gì mới, mẹ cũng nên bắt đầu từ lượng thật ít để làm quen, sau đó mới tăng dần. Mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng ngày vì nếu tình trạng dị ứng xảy ra, mẹ sẽ không xác định được bé “có vấn đề” với loại thực phẩm nào.
Hạn chế cho bé ăn hải sản, thực phẩm nguyên hạt, nhiều đạm, tinh bột quá sớm sẽ dễ dẫn đến hệ tiêu hóa bị “quá tải” và dẫn đến rối loạn. Vì vậy để bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa cho bé, các mẹ hãy nhớ chú ý đến những món ăn gây khó tiêu hoặc có nguy cơ dị ứng với bé nhé!
3. Tăng cường sung chất xơ
Bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng sẽ hạn chế được tình trạng táo bón ở trẻ, giúp thức ăn di chuyển dễ dàng và ngăn ngừa các chứng tiêu chảy, đầy bụng, khó tiêu.
Hơn nữa, các chất xơ còn là nguồn dinh dưỡng quý giá dành cho các lợi khuẩn đường ruột, giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa, tăng sức đề kháng tự nhiên cho bé.
4. Bổ sung lợi khuẩn từ thực phẩm lên men
Sữa chua là một nguồn thực phẩm chứa các men tự nhiên probiotic và hàng tỉ lợi khuẩn có nhiều tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý, không cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn sữa chua, bởi hệ tiêu hóa chưa được hoàn thiện. Với trẻ dưới 1 tuổi, nên cho trẻ tập ăn sữa chua không đường loại dành riêng cho trẻ nhỏ. Với trẻ từ 1 tuổi trở lên, mẹ có thể cho bé ăn đa dạng các loại sữa chua. Các mẹ hãy lưu ý với loại thực phẩm này để bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa cho bé đúng cách nhé.
5. Tránh sử dụng kháng sinh khi không cần thiết
Những loại thuốc kháng sinh khắc phục các bệnh do vi khuẩn gây ra một cách hiệu quả. Tuy nhiên, kháng sinh không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại mà chúng cũng tiêu diệt các loại vi khuẩn có lợi và gây loạn khuẩn đường ruột. Mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Do vậy, bạn chỉ sử dụng kháng sinh khi có chỉ định của bác sỹ, không tự ý sử dụng kháng sinh cho trẻ cũng là một cách để bảo vệ tăng cường hệ tiêu hóa cho bé.
6. Cho trẻ uống đủ nước
Với những bé dưới 6 tháng tuổi, lượng nước cần thiết cho trẻ nên được bổ sung từ nguồn sữa mẹ hoặc sữa công thức. Những trẻ từ 6 tháng trở lên có thể uống thêm nước sẽ góp phần hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón ở trẻ.
7. Bổ sung các sản phẩm chứa thành phần bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa
Các mẹ có thể lựa chọn và bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng, kích thích ăn ngon cho bé cũng là một phương pháp giúp mẹ bớt căng thẳng trong việc suy nghĩ cách bảo vệ con toàn diện nhất. Để bảo vệ bé được tốt các mẹ nên lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn, lành tính đồng thời nên có các thành phần như:
- L-lysine HCL: tham gia quá trình hình thành protein và chuyển hóa, giúp cơ thể hấp thu canxi, sắt, hỗ trợ hệ thống miễn dịch.
- Chiết xuất hoa cúc tím: giúp tăng cường đề kháng, bảo vệ cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh và phát triển khỏe mạnh.
- Taurine: giúp cơ thể tăng cường sức khỏe, đóng vai trò quan trọng của quá trình chuyển hóa, hỗ trợ khả năng hấp thu các chất, duy trì sự ổn định các chất trong cơ thể.
- Thymomodulin: có khả năng kích thích tủy xương sản sinh kháng thể, thúc đẩy phức hợp miễn dịch giúp cơ thể chống lại tác nhân gây bệnh.
- Các nhóm vitamin nhóm B như vitamin B1, B6..hỗ trợ bé ăn uống ngon miệng hơn.
Trên đây là những tuyệt chiêu bảo vệ và tăng cường hệ tiêu hóa cho trẻ luôn khỏe mạnh. Nếu cần hỗ trợ vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được tư vấn.
——————————————————————————–
Thông tin tham khảo:
TPBVSK Imuno TW28
Ingredient
Chiết xuất hoa cúc tím, L – Lysine HCl, Đạm men bia, Thymomodulin, Kẽm gluconat, Vitamin C, Vitamin B1, Vitamin B6
Indications
- Supplement with lysine, zinc, thymomodulin and vitamins for the body, enhance digestion, promote health.
- Support to improve resistance, reduce fatigue.
Users
People with poor appetite, thin and weak, weak body, poor resistance.
People in the recovery phase.
Usage
- Children under 1 year: Consult doctor/pharmacist.
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
- Adults and children over 7 years old: 2 ampoules of 10ml/time x 2 times/day.
- After meals.