Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thuận lợi cho các mầm bệnh đường hô hấp phát triển, do đó nhiều người mắc bệnh viêm đường hô hấp, đặc biệt là bệnh cúm mùa (bao gồm cả cúm A và cúm B).
Mục lục
ToggleSơ lược về bệnh cúm mùa
Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với các biểu hiện gồm: Sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, đau họng và sổ mũi. Các tác nhân gây bệnh cúm mùa chủ yếu là các chủng virus cúm A/H1N1, cúm A/H3N2, cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc, có thể phát triển thành dịch cúm mùa nếu không có biện pháp kiểm soát thích hợp.
Thông thường, người mắc bệnh cúm mùa có thể hồi phục trong vòng 2 – 7 ngày. Tuy nhiên, đối với trẻ em, người lớn tuổi hay những người mắc bệnh tim, phổi, thận mạn tính, mắc bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch,… thì bệnh cúm mùa có thể diễn biến nặng hơn, dễ gây biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí là tử vong.
Cúm mùa bắt đầu lúc nào? Mùa đông – xuân, thời tiết lạnh ẩm là thời điểm virus cúm mùa phát triển mạnh và lây lan nhanh. Bên cạnh đó, ô nhiễm môi trường, nhu cầu đi lại nhiều,… cũng tạo điều kiện thuận lợi cho virus cúm phát triển và lan truyền.
Bộ Y tế khuyến cáo phòng bệnh cúm mùa
Triệu chứng của bệnh cúm mùa rất khó phân biệt với các bệnh đường hô hấp khác, việc chẩn đoán và điều trị phải tuân thủ theo hướng dẫn của cơ quan y tế.
Theo Bộ Y tế hàng năm Việt Nam vẫn ghi nhận từ 600.000 – 1.000.000 trường hợp mắc cúm mùa, số mắc ghi nhận quanh năm và có xu hướng gia tăng vào thời điểm chuyển mùa hè – thu, đông – xuân.
Theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm trong thời gian gần đây, số trường hợp mắc hội chứng cúm hiện nay không có sự khác biệt so với những năm trước đây, tuy nhiên số nhập viện có xu hướng gia tăng tại một số bệnh viện tuyến cuối, trong đó phần lớn là các trường hợp nhiễm cúm A (không phải chủng độc lực cao, từ đầu năm 2022 đến nay Việt Nam chưa ghi nhận trường hợp nhiễm cúm gia cầm A(H5N1), A(H5N6), A(H5N8), A(H7N9)…).
Để chủ động phòng chống bệnh cúm mùa, bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng:
1. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, bạn không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.
2. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp và sử dụng combo trị ho gồm: Siro Ho ATK và Siro Leziho để giảm ho, long đờm, ngừa viêm phế quản.
3. Đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi). Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng.
4. Hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết.
5. Thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.
Ngoài ra, bạn có thể nâng cao đề kháng, giúp hệ miễn dịch và cơ thể luôn khỏe mạnh trước mọi loại thời tiết bằng việc bổ sung TPBVSK Thymo TW28, TPBVSK Sumopow, TPBVSK Immuno hàng ngày.
Chuẩn bị sẵn lợi khuẩn, acid amin, vitamin và khoáng chất (TPBVSK Triplebacter, TPBVSK Bitasupermin ) vì cúm rất dễ gây rối loạn tiêu hóa.
Cúm mùa là bệnh lý lành tính, tuy nhiên không vì thế mà chủ quan với bệnh. Vì sức khỏe của bản thân và gia đình, hãy chuẩn bị kiến thức để phòng tránh bệnh hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin về bệnh và sản phẩm hỗ trợ đẩy lùi bệnh Cúm mùa, bạn hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.64.68.66 để được Dược Phẩm Dragon hỗ trợ chi tiết.