Phòng viêm phế quản cấp như thế nào?

Phòng viêm phế quản cấp như thế nào?

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm cấp tính của niêm mạc phế quản gây nên tình trạng rối loạn xuất tiết, tính thấm và phản ứng tại chỗ của phế quản. Viêm phế quản cấp có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng bệnh hay gặp nhất ở trẻ em (đặc biệt là trẻ lớn) và người già. Bệnh hay xảy ra về mùa đông và đầu mùa xuân. Bệnh tiến triển lành tính, khỏi hoàn toàn và không để lại di chứng gì.

Nguyên nhân gây viêm phế quản cấp là virus, vi khuẩn (hoặc do cả hai tác nhân này), nấm, yếu tố dị ứng hay các nguyên nhân hóa học.

Viêm phế quản cấp do virus chiếm từ 50-90% các trường hợp, trong đó thường gặp nhất do virus cúm và á cúm, các Rinovirus, Coronavirus…

Viêm phế quản cấp do vi khuẩn thường gặp nhất là các vi khuẩn nội bào, do phế cầu.

Viêm phế quản do nấm hay xảy ra khi bị tưa ở miệng (thường do nấm Candida Albican), dùng nhiều kháng sinh hay suy giảm miễn dịch.

Với những trẻ em có cơ địa dị ứng, khi có một số kích thích, niêm mạc phế quản trẻ nhỏ thường có đáp ứng quá mức và dễ gây viêm nhiễm. Viêm phế quản dạng này thường có triệu chứng ho, khò khè giống hen và hay tái phát. Viêm phế quản cấp cũng hay xảy ra trên người có bệnh hen, phù Quinck.

Các tác nhân hóa học được hít vào dưới dạng hơi nước, hơi dầu, khí hoặc bụi nhỏ gây viêm phế quản cấp như khói thuốc lá, amoniac, axít, dung môi công nghiệp, hơi độc chiến tranh.

Viêm phế quản cấp thường xảy ra khi có các yếu tố thuận lợi như thay đổi thời tiết, khí hậu lạnh và ẩm, cơ thể suy kiệt, còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ em, suy giảm miễn dịch, ứ đọng phổi do suy tim, mắc các bệnh phổi như lao phổi và ung thư phổi, nhiễm khuẩn mạn tính đường hô hấp (VA, amidan, viêm xoang) hay môi trường ẩm thấp, ô nhiễm.

Viêm phế quản cấp do virus bắt đầu với các triệu chứng viêm đường hô hấp trên như hắt hơi, sổ mũi và đau họng. Một số trường hợp có biểu hiện rầm rộ như sốt cao, ho nhiều.

Khi tổn thương viêm lan xuống đường hô hấp dưới, người bệnh bắt đầu có ho khan, ho từng cơn, khàn tiếng, mất ngủ do ho nhiều, có cảm giác rát bỏng sau xương ức (cảm giác này tăng lên khi ho), đau ngực do ho nhiều. Người bệnh có sốt (khoảng 38 độ C), nhức đầu, mệt mỏi, đau mình mẩy, biếng ăn. Sau vài ngày, cảm giác đau rát bỏng sau xương ức giảm dần rồi hết hẳn. Người bệnh khó thở nhẹ, ho có đờm nhầy hoặc vàng mủ. Những biểu hiện này kéo dài 4-5 ngày, sau đó khỏi hẳn. Đa số trường hợp bệnh khỏi sau 1 tuần. Ho có thể kéo dài 1-2 tuần. Một số trường hợp có thể tái phát hoặc có biến chứng như viêm phổi, viêm tai giữa (hay gặp ở trẻ nhỏ).

Điều trị viêm phế quản cấp gồm điều trị triệu chứng (như giảm ho, long đờm), dùng thuốc giãn phế quản khi có co thắt phế quản, dùng kháng sinh khi ho kéo dài trên 7 ngày, ho khạc đờm có mủ rõ, người bệnh có các bệnh mạn tính nặng như suy tim, ung thư, trẻ em có biểu hiện sốt cao, nhịp thở nhanh, khó thở, những trẻ suy dinh dưỡng hoăc đang bị sởi, và điều trị các bệnh lý nhiễm trùng khác (nếu có). Người bệnh cần nghỉ ngơi, bỏ thuốc lá, giữ ấm, uống nhiều nước và chế độ ăn đảm bảo dinh dưỡng.

Để phòng bệnh viêm phế quản cấp, cần loại bỏ các yếu tố kích thích như thuốc lá, môi trường khói bụi, ô nhiễm, giữ ấm vào mùa lạnh. Tiêm vắc-xin phòng cúm và phế cầu, đặc biệt cho những bệnh nhân có bệnh phổi mạn tính, suy tim hoặc trên 65 tuổi. Trẻ nhỏ cần tiêm chủng đầy đủ theo lịch của Chương trình Tiêm chủng mở rộng, nhất là các mũi tiêm phòng bệnh sởi. Điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt, các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch, điều trị còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe LEZIHO với chiết xuất chanh tươi, húng chanh, mật ong, rễ cỏ tranh, hoa đu đủ, sinh khương có tác dụng hỗ trợ giảm đau họng, rát họng, khản tiếng, hỗ trợ giảm ho trong các trường hợp ho cảm, ho gió, ho khan, ho do viêm họng, viêm phế quản, ho do thay đổi thời tiết. Vai trò cụ thể của từng thành phần như sau:
  • Chanh tươi: có tác dụng hỗ trợ giảm ho, giảm đau họng, khản tiếng, mất tiếng.
  • Húng chanh: có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn. Dùng để hỗ trợ chữa cảm cúm, ho khan, ho có đờm, ho ra máu, hen, viêm họng, sốt cao.
  • Mật ong: có tác dụng bổ dưỡng, kháng khuẩn và làm tăng tác dụng của chanh tươi.
  • Rễ cỏ tranh: có tác dụng hỗ trợ kháng khuẩn, chữa ho
  • Gừng: có tác dụng phát biểu, tán hàn, ôn trung, tiêu đàm, hành thủy, giải độc. Dùng để hỗ trợ chữa ho kéo dài, ho do lạnh.
Liều dùng:
  • Trẻ từ 2 – 6 tuổi: 10ml/lần (hoặc 1 ống/lần) x 2 – 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 – 14 tuổi: 10ml/lần (hoặc 1 ống/lần) x 3 – 4 lần/ngày.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn: 20ml/lần (hoặc 2 ống/lần) x 2 – 3 lần/ngày.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Nguồn: Báo sức khỏe đời sống
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.