Suy nhược cơ thể nên làm gì để mau chóng hồi phục?

Suy nhược cơ thể nên làm gì để mau chóng hồi phục?

Tình trạng suy nhược cơ thể là tình trạng khá phổ biến hiện nay, thường gặp nhất đối với các đối tượng thường phải chịu áp lực nhiều từ công việc, cuộc sống hay những người thường xuyên ăn uống thiếu chất,… Vậy có cách nào để cải thiện tình trạng suy nhược cơ thể? Bạn hãy đọc ngay bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Suy nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể là tình trạng mệt mỏi kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức và không còn năng lượng để làm việc gì. Sự mệt mỏi này khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần suy giảm trầm trọng, dù đã nghỉ ngơi nhưng cơ thể vẫn không phục hồi như ban đầu. 

Ai cũng có thể bị rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể, nhưng thường gặp nhất ở lứa tuổi từ 20 – 40 tuổi.

Suy nhược cơ thể kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức
Suy nhược cơ thể kéo dài thường xuyên khiến bạn cảm thấy kiệt sức

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể vẫn chưa được biết rõ ràng, theo các chuyên gia, bệnh có thể hình thành dưới sự tác động của nhiều yếu tố như:

  • Người làm việc quá sức: Làm việc quá sức, ăn uống thiếu chất và thời gian nghỉ ngơi không hợp lý khiến cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng và dẫn đến suy nhược cơ thể. 
  • Do bệnh lý về huyết áp, thiếu sắt, nhiễm trùng, suy giảm miễn dịch, nhiễm virus,… cũng dễ bị suy nhược cơ thể
  • Chế độ dinh dưỡng nghèo nàn: Những người phải ăn uống kiêng khem, hoặc người kén ăn, người ăn uống qua loa, thiếu chất,… đều khiến cơ thể dễ bị suy nhược.
  • Người bị trầm cảm: người bị rối loạn cảm xúc, tâm lý bất ổn khiến cho việc sinh hoạt thường ngày cũng không khoa học, ăn uống không đủ chất, suy nghĩ nhiều, mệt mỏi. Đối tượng này có nguy cơ cao bị suy nhược cơ thể do tâm lý
  • Người lớn tuổi: Ăn uống kém, thường xuyên lo âu, mắc nhiều bệnh mạn tính,… khiến cơ thể người cao tuổi mất đi năng lượng dẫn đến suy nhược.
  • Giới tính: Nữ giới chiếm tỷ lệ nhiều hơn nam giới, nhất là phụ nữ sau sinh.
  • Căng thẳng: Bị áp lực tinh thần quá mức trong thời gian dài cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng suy nhược.

Triệu chứng của suy nhược cơ thể

Triệu chứng suy nhược cơ thể sẽ khác nhau ở mỗi người, phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh và có thể thay đổi hằng ngày, hoặc thậm chí là trong cùng một ngày. Một số dấu hiệu suy nhược cơ thể điển hình cần lưu ý:

  • Cảm giác cạn kiệt năng lượng như không còn sức sống, chỉ muốn nằm một chỗ mà không muốn làm bất cứ một việc gì khác
  • Cơ thể mệt mỏi, cảm giác đau nhức vô hình nhưng không tìm được nguyên nhân chính xác
  • Hay ốm vặt hay mắc rất nhiều bệnh khác do suy giảm hệ miễn dịch
  • Mất tập trung, khó ghi nhớ những công việc hay hành động vừa thực hiện
  • Rối loạn giấc ngủ hay mất ngủ kéo dài
  • Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ
  • Nổi hạch ở cổ hay họng
  • Hoa mắt, chóng mặt, choáng váng, đau đầu nhất là khi làm việc
  • Lo lắng, bi quan, dễ kích động, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh
  • Chán ăn, không muốn ăn uống, ăn mất ngon
  • Mất ham muốn tình dục

Ngoài ra, một số người bệnh suy nhược cơ thể có thể bị chóng mặt, choáng váng, tiêu chảy, đau ngực, hụt hơi, tim đập nhanh, thay đổi tâm lý, dễ chán nản, thất vọng, mất hứng thú… hoặc cảm thấy cơ thể không khỏe giống như bị cúm.

Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng suy nhược cơ thể đặc trưng nhất
Mệt mỏi kéo dài là triệu chứng suy nhược cơ thể đặc trưng nhất

Làm thế nào để khắc phục triệu chứng suy nhược cơ thể?

Người bị suy nhược cơ thể nên làm gì? Đó chính là tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sỹ, đồng thời người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt hợp lý, làm việc và nghỉ ngơi cân bằng.

Thay đổi chế độ ăn uống

Người bệnh cần tăng cường bổ sung các dưỡng chất cần thiết để cơ thể nhanh chóng khỏe lại. Nên ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng, thực phẩm giúp bổ sung máu để tăng dần cân nặng ổn định. Hãy trao đổi thêm với các bác sĩ dinh dưỡng để lên thực đơn bổ sung phù hợp nhất cho từng đối tượng.

Một số thực phẩm được khuyến khích nên bổ sung cho người bị suy nhược như:

  • Các thực phẩm giàu đạm tốt như thịt nạc, trứng, ức gà, các loại cá béo..
  • Nên ưu tiên ăn các món ăn mềm lỏng, dễ hấp thụ, dễ tiêu hóa
  • Các loại rau củ, đặc biệt là rau có màu xanh đậm để bổ chất xơ và đầy đủ các loại vitamin cần thiết
  • Trái cây giúp bổ sung nhiều vitamin như cam, nho, thanh long, táo, chuối
  • Đảm bảo uống đủ 2- 2,5 lít nước mỗi ngày
  • Một số món ăn cực kỳ phù hợp cho người bị suy nhược như cháo mè đen, cháo bồ câu, cháo đậu đen hạt sen, canh hạt sen tim lợn, canh gà hầm hoàng kỳ..
  • Bổ sung một số loại sữa để hấp thụ chất tốt hơn, với những người bị ung thư hay mắc một số bệnh lý khác sẽ có những loại sữa chuyên biệt, người dùng nên tham khảo thêm trước khi sử dụng
  • Tránh xa các thực phẩm cay nóng, đồ ăn khô cứng, đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn khó tiêu hóa, thức ăn giàu các loại đạm nhưng khó tiêu..
  • Tuyệt đối không sử dụng bia rượu, thuốc lá hay bất cứ chất kích thích nào khác.

Thay đổi lối sống khoa học lành mạnh mỗi ngày

Điều trị mệt mỏi mãn tính là một quãng thời gian dài và không thể phụ thuộc hoàn toàn vào bác sĩ mà cần có các biện pháp chăm sóc bản thân tại nhà theo hướng lâu dài. Trong đó, điều chỉnh lối sống khoa học lành mạnh mỗi ngày không chỉ là cách giúp cải thiện bệnh nhanh chóng mà còn giúp phòng tránh nguy cơ bệnh tái phát trở lại hiệu quả nhất. Cụ thể người bệnh nên chú ý đến các vấn đề sau đây:

  • Coi trọng giấc ngủ, đảm bảo ngủ đủ 7-8h mỗi ngày
  • Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức
  • Học cách thư giãn cơ thể mỗi ngày
  • Không tạo áp lực cho bản thân, không suy nghĩ đến các vấn đề ngoài lề quá mức
  • Luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày để phục hồi sức khỏe như chạy bộ, đạp xe, bơi lội
  • Yoga, thiền và dưỡng sinh không chỉ là bộ môn nâng cao sức khỏe mà còn rất tốt cho sức khỏe tinh thần
Thể dục thể thao mỗi ngày để phục hồi sức khỏe
Thể dục thể thao mỗi ngày để phục hồi sức khỏe

Bổ sung sản phẩm tăng cường sức đề kháng

Ngoài chế độ ăn uống, thay đổi lối sống khoa học lành mạnh thì bạn có thể lựa chọn bổ sung thêm sản phẩm tăng cường sức đề kháng có thành phần như: 

  • Thymomodulin: tăng sức đề kháng, giảm suy nhược cơ thể
  • L-Lysine HCl: giúp ăn ngon miệng, tăng chuyển hóa, hấp thu tối đa dinh dưỡng, phát triển chiều cao.
  • Taurine: hỗ trợ sự phát triển hệ thần kinh, giúp điều hòa lượng nước và khoáng chất, chống oxy hóa.
  • Canxi (canxi lactat), Nano canxi hydroxyapatite: duy trì và phát triển xương, cơ bắp, ngủ ngon, cân bằng miễn dịch.
  • Đạm men bia: cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, giảm nguy cơ dị ứng tiêu hóa, hấp thu tốt  hơn.
  • Magie: hỗ trợ hệ miễn dịch, cung cấp năng lượng, ngủ ngon.
  • Các dưỡng chất khác (Kẽm, Vitamin B1, B6): tăng hấp thu, nâng cao đề kháng, cung cấp dưỡng chất phát triển toàn diện

Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của chứng suy nhược cơ thể, kể cả những người trẻ vì vậy bạn không nên chủ quan. Mỗi người ngay khi phát hiện bản thân có những vấn đề bất thường về sức khỏe hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.64.68.66 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.

————————————

Thông tin tham khảo 

TPBVSK Thymo TW28

Thành phần: L-Lysine HCl, Taurine, Canxi, Đạm men bia, Thymomodulin, Magie, Nano Canxi hydroxyapatite, Kẽm, Vitamin B1, Vitamin B6

Công dụng

  • Bổ sung lysine, kẽm, thymomodulin và các vitamin cho cơ thể, tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe.
  • Hỗ trợ nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Đối tượng

  • Người kém ăn, gầy yếu, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém.
  • Người trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.

Cách dùng

  • Trẻ dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sỹ/ dược sỹ.
  • Trẻ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
  • Trẻ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Uống sau ăn
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.