Loãng xương là một tình trạng phổ biến thường gặp ở người cao tuổi, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm như gãy xương, tàn phế. Theo dõi ngay bài viết dưới đây để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị, phòng ngừa loãng xương hiệu quả.
Mục lục
ToggleLoãng xương là gì?
Loãng xương hay còn gọi là bệnh giòn xương hoặc xốp xương, là hiện tượng xương liên tục mỏng dần và mật độ chất trong xương ngày một thưa dần, khiến cho xương giòn hơn, dễ tổn thương và dễ bị gãy dù chỉ bị chấn thương nhẹ. Loãng xương là nguyên nhân chính gây ra gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh và người già. Gãy xương do loãng xương xảy ra thường xuyên nhất ở xương hông, cột sống và cổ tay hoặc bất cứ xương nào cũng có thể bị ảnh hưởng. Một số trường hợp xương bị gãy không lành lại được, đặc biệt là khi bị gãy xương hông.
Đây là một căn bệnh tiến triển thầm lặng và thường chỉ được phát hiện khi xương bị gãy. Nhiều người lầm tưởng rằng bệnh loãng xương là do tuổi già. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế cho biết loãng xương có thể phòng ngừa được. Hơn nữa, những người đã bị loãng xương vẫn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ gãy xương trong tương lai.
Nguyên nhân gây bệnh loãng xương
Có rất nhiều yếu tố nguy cơ gây ra tình trạng loãng xương, cụ thể có thể kể đến 1 số nguyên nhân chính như sau:
- Tuổi càng cao nguy cơ loãng xương càng cao: Khi còn trẻ, cơ thể tạo ra xương mới nhanh hơn. Khi tuổi tác tăng lên khối lượng xương mất đi nhanh hơn so với khối lượng được tạo ra nên dễ gây nên tình trạng loãng xương.
- Phụ nữ mãn kinh tình trạng loãng xương xảy ra nhanh hơn (khi mãn kinh buồng trứng không sản xuất ra estrogen là một nội tiết tố nữ góp phần kích thích cơ thể sản xuất ra vitamin D3 là tiền chất của canxi).
- Chế độ làm việc nặng nhọc, vất vả cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh loãng xương.
- Người béo phì ít vận động, chế độ dinh dưỡng thiếu canxi có nguy cơ bị loãng xương cao hơn so với những người khác.
- Tiền sử gia đình có người bị loãng xương: Khi trong gia đình có người bị loãng xương thì nguy cơ loãng xương cũng cao hơn.
- Có các bệnh mạn tính đi kèm: Một số bệnh mạn tính cũng ảnh hưởng và có thể gây nguy cơ loãng xương.
- Nghiện thuốc lá, nghiện rượu: Việc thường xuyên sử dụng thuốc lá, rượu không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương.
Dấu hiệu của bệnh loãng xương
Việc nhận biết các dấu hiệu loãng xương sớm và kịp thời là rất quan trọng để điều trị và cải thiện tình trạng bệnh. Mặc dù tình trạng mất xương (giảm mật độ xương) do loãng xương thường biểu hiện kín đáo, không rõ ràng tuy nhiên vẫn có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh loãng xương qua các triệu chứng điển hình như sau:
- Đau nhức các đầu xương: Đây là triệu chứng phổ biến và điển hình nhất khi bị loãng xương. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức xương thường xuyên, đặc biệt là các phần đầu xương.
- Đau thường xuyên và mức độ nặng hơn ở các vị trí xương chịu tải toàn cơ thể: cột sống thắt lưng, xương chậu, khớp gối, cổ chân…
- Đi lại với tư thế khom lưng hoặc gù, vẹo: Khi bị loãng xương đặc biệt là kéo dài người bệnh sẽ có thể gặp phải tình trạng đi khom lưng hoặc gù, vẹo lưng.
- Chuột rút ở cẳng tay và cẳng chân vào ban đêm: Khi bị loãng xương, người bệnh cũng sẽ gặp phải tình trạng chuột rút ở tay và chân vào ban đêm. Khi có dấu hiệu này cần chú ý và đi khám để được chẩn đoán và có biện pháp khắc phục.
Điều trị bệnh loãng xương
Chẩn đoán loãng xương dựa trên kết quả chụp mật độ khoáng trong xương để từ đó đưa ra quyết định điều trị và dựa trên một số yếu tố bao gồm tuổi, giới tính, nguy cơ gãy xương và tiền sử chấn thương trước đó.
Nếu mức độ loãng xương nhẹ, chỉ mới bắt đầu thì người bệnh có thể lựa chọn điều trị không cần dùng thuốc. Đây là cách chữa loãng xương hiệu quả với yêu cầu thay đổi lối sống và một số thói quen sinh hoạt, điều này góp phần quan trọng vào việc tăng sức khỏe cho bộ xương của mỗi người.
- Rèn luyện thể lực, tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
- Luôn đảm bảo chế độ ăn giàu canxi cho cơ thể. Đồng thời tránh sử dụng chất kích thích như cà phê, rượu, bia, không hút thuốc lá… có hại cho sức khỏe.
- Sử dụng các dụng cụ nẹp, chỉnh hình nhằm giảm sự tỳ đè lên cột sống, đầu xương, vùng xương hông.
Với một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để điều trị, cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc được kê hầu hết đều nhằm mục đích chống hủy xương, đồng thời thúc đẩy quá trình tái tạo xương.
- Các thuốc bổ sung canxi nếu chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ. Dùng thuốc này nhằm đảm bảo lượng canxi đưa vào cơ thể từ 1000 – 1200mg/ ngày.
- Các thuốc chống hủy xương: với công dụng chính là ức chế hoạt động của tế bào hủy xương.
- Các nhóm thuốc khác: bao gồm thuốc tăng tạo xương và ức chế hủy xương; thuốc làm tăng quá trình đồng hóa
Biện pháp phòng ngừa loãng xương
Để phòng ngừa loãng xương, người cao tuổi cần có chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và tập luyện phù hợp. Cụ thể như sau:
- Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ, đa dạng chất dinh dưỡng và phù hợp với nhu cầu cơ thể.
- Ưu tiên các loại thực phẩm giàu canxi trong khẩu phần ăn vì ở độ tuổi này, khả năng ăn uống và hấp thu các chất dinh dưỡng đều bị hạn chế.
- Sữa là thực phẩm được khuyên dùng cho người cao tuổi, giúp ngăn ngừa loãng xương.
- Duy trì thói quen tập luyện đều đặn, vừa sức như đi bộ nhẹ nhàng, tập luyện thái cực quyền, yoga… Thói quen này không chỉ có tác động tích cực lên hệ xương khớp mà còn tốt cho tim mạch, hô hấp, tiêu hóa…
Bạn cần hiểu rõ về bệnh loãng xương, cũng như các nguyên nhân và triệu chứng để biết cách phòng ngừa bệnh hiệu quả. Ngoài những chú ý kể trên, bạn cũng cần đi kiểm tra mật độ xương để có thể có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả nhất.Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ
————————————————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Aquamovit
Thành phần
L-Lysine HCl, Canxi carbonat, Aquamin F, Kẽm gluconate, Vitamin B1, Vitamin PP, Vitamin B6, Vitamin K2 2000 ppm, Vitamin D3.
Công dụng
- Bổ sung canxi, lysine, kẽm.
- Hỗ trợ phát triển chiều cao và tăng cường sức khỏe cho trẻ em đang tuổi phát triển.
- Hỗ trợ giảm nguy cơ loãng xương cho người lớn.
Đối tượng
- Trẻ em trong giai đoạn phát triển chiều cao bị còi xương, chậm lớn.
- Người bị loãng xương, người có nhu cầu bổ sung canxi.
Cách dùng
- Trẻ dưới 4 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sỹ/ dược sỹ trước khi sử dụng.
- Trẻ 4 đến 9 tuổi: 1 viên/ lần, ngày 2-3 lần. Uống sau ăn.
- Trẻ từ 10 tuổi và người lớn: 2 viên/ lần , ngày 2-3 lần . Uống sau ăn.