Bệnh đau mắt đỏ là loại bệnh dễ lây nhiễm có thể tự khỏi hoặc cần điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Vậy nguyên nhân gây đau mắt đỏ là gì, cách điều bệnh như thế nào. Mời bạn cùng Dược phẩm Dragon tìm hiểu và giải đáp các vấn đề liên quan ở bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
ToggleĐau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ là tình trạng viêm màng trong suốt lót mí mắt và nhãn cầu. Màng này được gọi là kết mạc. Khi các mạch máu nhỏ ở kết mạc bị sưng lên và bị kích thích, chúng sẽ lộ rõ hơn.
Đây là nguyên nhân khiến lòng trắng của mắt có màu đỏ hoặc hồng, vì vậy đau mắt đỏ còn được gọi là viêm kết mạc. Bệnh dễ lây lan, xảy ra quanh năm có thể lan rộng ra thành dịch trong thời điểm từ hè đến cuối thu.
Đau mắt đỏ còn có tên gọi là viêm kết mạc
Nguyên nhân gây đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, căn cứ vào các biểu hiện lâm sàng có thể giúp phần nào phân biệt được các tác nhân gây ra tình trạng khó chịu này ở mắt. Trong đó có 3 nguyên nhân chính thường gặp phải là:
Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn
Điển hình là đau mắt đỏ do adenovirus gây ra nhưng cũng có thể do virus herpes simplex, virus varicella-zoster và nhiều loại virus khác.
Viêm kết mạc do virus và vi khuẩn đều có thể xảy ra cùng với cảm lạnh hoặc các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp, chẳng hạn như đau họng. Hoặc do đeo kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách hoặc dùng chung kính áp tròng cũng có thể gây viêm kết mạc do vi khuẩn. Cả hai loại viêm kết mạc đều rất dễ lây lan. Chúng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết từ mắt của người bị nhiễm bệnh.
Viêm kết mạc dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng ảnh hưởng đến cả hai mắt và là phản ứng với chất gây dị ứng ví dụ như phấn hoa. Để phản ứng với các chất gây dị ứng, cơ thể người tạo ra một kháng thể gọi là immunoglobulin E (IgE).
Kháng thể này kích hoạt các tế bào đặc biệt gọi là tế bào mast trong niêm mạc mắt và đường hô hấp để giải phóng các chất gây viêm, bao gồm cả histamine. Khi cơ thể giải phóng histamin có thể tạo ra một số dấu hiệu và triệu chứng dị ứng, bao gồm cả mắt đỏ.
Viêm kết mạc dị ứng không lây nhiễm. Nếu bị viêm kết mạc dị ứng, người bệnh có thể bị ngứa dữ dội, chảy nước mắt, viêm mắt, hắt hơi và chảy nước mũi.
Viêm kết mạc do kích ứng
Kích ứng do bị bắn hóa chất hoặc vật thể lạ vào mắt cũng có liên quan đến viêm kết mạc. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm chảy nước mắt và tiết dịch nhầy, thường tự hết trong khoảng một ngày.
Các chuyên gia cho hay, nếu việc rửa với nước ban đầu không giải quyết được các triệu chứng hoặc nếu hóa chất là chất ăn da như dung dịch kiềm, bệnh nhân cần đến gặp các bác sĩ nhãn khoa càng sớm càng tốt.
Triệu chứng của đau mắt đỏ
Thời gian từ khi bị nhiễm đến khi phát bệnh là 3 ngày với các triệu chứng như:
- Đỏ mắt, ngứa và cảm giác khó chịu ở một hoặc hai mắt
- Chảy nước mắt, nhiều dử mắt bẩn, ghèn bám dính chặt hai mi mắt nhất là lúc mới ngủ dậy
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ bị chói mắt
Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là đỏ mắt, ngứa cộm ở mắt
Khi nào cần đi gặp bác sĩ?
Có nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt, chẳng hạn như dị vật mắc kẹt khiến mắt mờ và nhạy cảm với ánh sáng. Ngay khi gặp phải những triệu chứng này, người bệnh nên nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt.
Với người đeo kính áp tròng nên tạm ngưng đeo kính ngay khi các triệu chứng đau mắt đỏ xuất hiện. Trường hợp các triệu chứng không thuyên giảm trong 12 – 24 giờ, người bệnh nên đến khám bác sĩ để được kiểm tra và điều trị sớm.
Biến chứng của đau mắt đỏ
Ở cả trẻ em và người lớn, đau mắt đỏ có thể gây viêm giác mạc ảnh hưởng đến thị lực. Nếu không được chăm sóc có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn, thậm chí mù lòa. Do đó, việc chẩn đoán kịp thời và điều trị thích hợp là rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro biến chứng và ảnh hưởng đến thị lực mắt
Điều trị đau mắt đỏ
Việc điều trị đau mắt đỏ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra:
Điều trị đau mắt đỏ do virus
Đau mắt đỏ do virus gây ra không cần điều trị trừ khi nguyên nhân là do virus herpes simplex, virus varicella-zoster (thủy đậu/bệnh zona) gây ra.
Đây là những bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng cần dùng thuốc kháng virus. Nếu không được điều trị, chúng có thể để lại sẹo ở mắt hoặc gây giảm thị lực.
Thuốc kháng sinh không thể điều trị đau mắt đỏ do virus gây ra.
Điều trị đau mắt đỏ do vi khuẩn
Trong trường hợp nguyên nhân đau mắt đỏ là vi khuẩn, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh (thuốc nhỏ mắt, thuốc mỡ hoặc thuốc viên) tùy vào mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
Điều trị đau mắt đỏ do chất kích thích
Nếu có thứ gì đó lọt vào mắt và gây kích ứng, hãy rửa mắt bằng dòng nước ấm nhẹ nhàng trong năm phút. Tránh tiếp xúc thêm với các chất gây kích ứng. Mắt của bạn sẽ bắt đầu bớt đau trong vòng bốn giờ sau khi rửa sạch.
Điều trị đau mắt đỏ do dị ứng
Viêm kết mạc dị ứng được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt theo toa hoặc không kê đơn. Chúng chứa thuốc kháng histamin để kiểm soát phản ứng dị ứng hoặc thuốc chống viêm như steroid hoặc thuốc thông mũi.
Bạn có thể tạm thời giảm các triệu chứng bằng cách chườm lạnh lên mắt nhắm. Ngoài ra, bạn có thể ngăn ngừa loại đau mắt đỏ này bằng cách tránh các chất gây dị ứng gây ra triệu chứng hoặc dùng thuốc chống dị ứng không kê đơn.
Một số biện pháp phòng ngừa đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ hoàn toàn có thể được phòng ngừa hiệu quả khi bạn ghi nhớ một số biện pháp sau đây:
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng nước sạch
- Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng
- Không dùng chung vật dụng cá nhân như: lọ thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính mắt, khẩu trang…
- Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi thông thường
- Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của người bệnh
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ
- Người bệnh, người nghi bị bệnh đau mắt đỏ cần hạn chế tiếp xúc với người khác
- Người có các dấu hiệu đau mắt đỏ cần đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời, không tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế để tránh biến chứng nặng.
Bên cạnh đó, khi giao mùa, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết, dễ mệt mỏi, hệ thống miễn dịch hoạt động yếu nên virus tấn công dễ dàng hơn. Vì vậy, bạn hãy tăng sức đề kháng cho bản thân và gia đình để chống lại virus gây bệnh thông qua sản phẩm bổ trợ như Immuno TW28.
Sản phẩm Immuno TW28 có chứa thành phần Thymomodulin giúp tăng cường khả năng đề kháng và khả năng miễn dịch ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt dùng được cho trẻ từ 1 tuổi trở nên, trẻ có thể trạng yếu hoặc trẻ vừa cai sữa mẹ.
Ngoài ra, sản phẩm còn chứa Lysine, Kẽm và các vitamin C, B1, B6 giúp phòng ngừa và ngăn chặn tái phát các bệnh về đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, cảm cúm, sốt virus, thủy đậu, hen,…do thay đổi thời tiết hay chuyển mùa.
Trên đây là những thông tin chi tiết về bệnh đau mắt đỏ, tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh lý này cần được điều trị sớm và đúng cách để không làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Nếu cần hỗ trợ thêm thông tin thì hãy liên hệ ngay đến tổng đài miễn cước 1800.64.68.66 để được dược sĩ tư vấn chi tiết.
Nguồn tham khảo:
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/pink-eye/symptoms-causes/syc-20376355