Bàng quang tăng hoạt ở nam giới: nguyên nhân và cách điều trị

Bàng quang tăng hoạt ở nam giới: nguyên nhân và cách điều trị

Tiểu đêm, tiểu nhiều lần là những dấu hiệu rất điển hình của chứng bàng quang tăng hoạt. Bệnh không chỉ gây bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt, mà còn ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhất là với người cao tuổi, thường xuyên mất ngủ hàng đêm vì bàng quang tăng hoạt.

Bàng quang tăng hoạt là gì?

Bàng quang có chức năng chính là chứa nước tiểu từ thận đổ xuống và khi nước tiểu đầy, bàng quang sẽ co bóp để đào thải ra ngoài. Bình thường, khi cơ bàng quang khỏe mạnh, bàng quang có thể chứa được khoảng 400–620ml nước tiểu.

Tuy nhiên, khi chức năng bàng quang bị rối loạn, sự co bóp của bàng quang sẽ diễn ra bất thường, người bệnh có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi lượng nước tiểu mới chỉ khoảng 100–150ml. Tình trạng này được gọi là hội chứng

bàng quang tăng hoạt. 

Nhìn chung, hội chứng này ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý, công việc và cuộc sống, khiến người bệnh mất tự tin do cơ thể có mùi khó chịu, luôn thấy mệt mỏi và không có năng lượng làm việc.

Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức
Bàng quang tăng hoạt là tình trạng các cơ bàng quang hoạt động quá mức

Triệu chứng bàng quang tăng hoạt 

Bàng quang co bóp bất thường sẽ dẫn đến tình trạng khó kiểm soát việc tiểu tiện gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các triệu chứng thường gặp như:

Đi tiểu thường xuyên

Người bệnh đi tiểu trên 2 lần/đêm hoặc trên 8 lần/ngày, tính từ lúc thức dậy tới lúc đi ngủ trong điều kiện sinh lý hoàn toàn bình thường. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh bàng quang tăng hoạt.

Tiểu gấp

Đây là triệu chứng thường gặp và điển hình nhất khi bệnh nhân bàng quang tăng hoạt không thể kiểm soát được việc đi tiểu. Lúc này người bệnh cảm thấy muốn đi tiểu đột ngột, bắt buộc phải đi tiểu ngay khi vừa có cảm giác vì sợ bị rò rỉ nước tiểu ra ngoài.

Nguyên nhân gây bàng quang tăng hoạt ở nam giới

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như:

  • Bất thường trong bàng quang như khối u, sỏi bàng quang gây chèn ép, tăng kích thích
  • Rối loạn thần kinh tự chủ do Parkinson, chấn thương gây tổn thương tủy sống, biến chứng đái tháo đường…
  • Bệnh lý ở nam giới: phì đại tiền liệt tuyến, u xơ tiền liệt tuyến gây cản trở dòng nước tiểu và làm xuất hiện các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Theo thống kê, có tới 50% nam giới gặp phải các triệu chứng của phì đại tuyến tiền liệt khi họ bước sang tuổi 60 và khoảng 90% nam giới gặp các triệu chứng ở tuổi 85.
  • Các yếu tố tạm thời cũng có thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bàng quang tăng hoạt. Nếu bạn uống nhiều nước, đặc biệt là những loại có chứa caffeine hoặc chứa cồn, nếu bạn dùng thuốc làm tăng lượng nước tiểu hoặc nếu bạn bị táo bón, bạn có thể cảm thấy nhu cầu đi tiểu tăng lên.

Chẩn đoán bàng quang tăng hoạt 

Ngoài các dấu hiệu triệu chứng lâm sàng như tiểu gấp, tiểu són, không thể nhịn tiểu và thường tiểu nhiều lần trong đêm thì hội chứng bàng quang tăng hoạt được chẩn đoán chính xác thông qua kết quả:

  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Siêu âm bàng quang
  • Nội soi bàng quang

Điều trị bệnh bàng quang tăng hoạt 

Bệnh bàng quang tăng hoạt có thể điều trị khỏi nhưng hay tái phát theo từng giai đoạn. Các biện pháp có thể được áp dụng như sau.

Thay đổi lối sống

Để điều trị bàng quang tăng hoạt, trước tiên các bác sĩ sẽ khuyến cáo người bệnh thay đổi lối sống. Những thay đổi này cũng có thể được gọi là liệu pháp hành vi nhằm mang đến những chuyển biến tích cực cho sức khỏe. Theo đó, bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên:

  • Ghi lại số lần đi tiểu trong một ngày, thực hiện liên tục 1 tuần có thể giúp bạn hiểu cơ thể mình hơn.
  • Luyện tập khi đi tiểu: Nên tập trì hoãn trước khi đi vào nhà vệ sinh khoảng 1 – 2 phút và tăng dần lên, khoảng cách giữa 2 lần đi tiểu là từ 3 – 4 giờ để tăng khả năng lưu trữ của bàng quang. Nên tiểu sạch lượng nước tiểu trong mỗi lần đi.
  • Điều chỉnh lại chế độ ăn uống: hạn chế một số thức ăn và thức uống gây kích thích bàng quang hay lợi tiểu như cà phê, bia rượu, thức uống có đường… Nếu bị tiểu đêm nhiều thì nên hạn chế uống nước sau 18 giờ hoặc trong vòng 3-4 giờ trước khi ngủ.

Các biện pháp dùng thuốc và giải pháp hỗ trợ

Nếu thay đổi lối sống không đủ để kiểm soát các triệu chứng của bạn, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc, chẳng hạn như thuốc làm giãn cơ để ngăn bàng quang co bóp khi chưa đầy. Nếu bệnh bàng quang tăng hoạt là do phì đại tuyến tiền liệt, thuốc chẹn alpha có thể hỗ trợ cải thiện bệnh tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn sử dụng các sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược tự nhiên cũng được rất nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Đặc biệt là những sản phẩm có chứa thành phần chiết xuất từ Náng hoa trắng giúp tăng trương lực cơ, tăng khả năng chứa nước tiểu của bàng quang, do đó làm giảm số lần đi tiểu.

Náng hoa trắng – “Khắc tinh” của Phì đại tiền liệt tuyến
Náng hoa trắng – “Khắc tinh” của Phì đại tiền liệt tuyến

Hoặc cây Cọ lùn, Trinh nữ hoàng cung, Bòng bong, Hoàng bá,… giúp chống viêm, chống kích thích bàng quang, khai thông đường tiểu, duy trì trương lực của cơ đáy và cơ vòng bàng quang, giúp duy trì chức năng bình thường của bàng quang, từ đó hạn chế tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày do bàng quang kích thích. Đặc biệt, sản phẩm còn có tác dụng chống oxy hóa, chống lại các tác nhân làm tắc nghẽn đường tiểu, giúp duy trì lượng nước tiểu bình thường trong cơ thể, cải thiện hiệu quả tình trạng bàng quang tăng hoạt.

Kích thích thần kinh

Phương pháp thực hiện bằng cách đưa các xung điện đến dây thần kinh có chung đường dẫn đến bàng quang, từ đó cải thiện các triệu chứng, giúp bàng bang điều chỉnh hoạt động về bình thường. Một liệu trình từ 12 lần kích thích, tùy theo tình trạng bệnh mỗi người.

Phẫu thuật 

  • Phương pháp phẫu thuật mở rộng bàng quang bằng ruột non được áp dụng khi bàng quang có thể tích nhỏ, độ giãn kém. 
  • Nếu bệnh bàng quang tăng hoạt là do phì đại tuyến tiền liệt, bác sĩ có thể cắt bỏ một phần của tuyến

Bất kể phương pháp phẫu thuật nào thì cũng đều tồn tại những nhược điểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe, bởi vậy, bạn cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.

Bàng quang tăng hoạt là một trong những bệnh lý phổ biến ở nam giới. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, bạn đang có những triệu chứng trên thì hãy gọi ngay đến tổng đài miễn cước 1800.64.68.66 để được dược sĩ hỗ trợ tư vấn.

—————————-

Thông tin tham khảo 

TPBVSK Tiền liệt Cripalme 

Thành phần

Cao Náng hoa trắng, Chiết xuất Cọ lùn (Saw Palmetto), Trinh nữ hoàng cung, Bòng Bong, Hoàng Bá, Kẽm (Gluconate)

Công dụng

Hỗ trợ giảm các triệu chứng do phì đại lành tính tuyến tiền liệt, khó tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu không hết.

Đối tượng

Nam giới phì đại tiền liệt tuyến lành tính, khó tiểu tiện, tiểu nhiều lần, tiểu không hết

Cách dùng

Uống 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Uống trước ăn hoặc sau ăn 1h.

Nguồn tham khảo: 

https://www.healthline.com/health/overactive-bladder-men

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.