Đột quỵ não – Tìm hiểu rõ bệnh để phòng tránh kịp thời

Đột quỵ não – Tìm hiểu rõ bệnh để phòng tránh kịp thời

Đột quỵ não là nguyên nhân hàng đầu để lại di chứng tàn tật ở những người trưởng thành và xếp thứ ba về nguy cơ tử vong trong số nhất nhiều bệnh lý khác. Nguy hiểm là vậy nhưng đôi khi vẫn có rất nhiều người chủ quan, nhất là với những đối tượng thuộc nhóm nguy cơ cao, có tiền sử về huyết áp, mỡ máu. 

Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não là tình trạng bệnh xảy ra đột ngột khi quá trình cung cấp máu đến bất kỳ vị trí nào của não bị gián đoạn, hay còn được gọi là tai biến mạch máu não xuất phát từ một “cuộc tấn công” lên não. Nếu dòng máu bị ngừng lâu hơn vài phút thì não không thể nhận được máu và oxy, các tế bào não có thể chết và chức năng kiểm soát của vùng não đó cũng sẽ bị dừng lại.

Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong
Đột quỵ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong

Triệu chứng đột quỵ não

Việc mất lưu lượng máu đến não làm tổn thương các mô bên trong não. Các triệu chứng của đột quỵ não biểu hiện ở các bộ phận cơ thể được kiểm soát bởi các vùng não bị tổn thương.

Các triệu chứng này thường xuất hiện rất nhanh, chỉ trong vài giây đến vài phút,  trong hầu hết các trường hợp đều bắt đầu đột ngột và không tiến triển thêm. Do đó, nếu bạn biết các dấu hiệu của đột quỵ não thì sẽ được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ bao gồm:

  • Khó nói và hiểu những gì người khác đang nói: Bạn có thể cảm thấy bối rối, nói lắp hoặc khó hiểu lời nói.
  • Tê liệt hoặc tê mặt, cánh tay hoặc chân: Bạn có thể bị tê, yếu hoặc liệt đột ngột ở mặt, cánh tay hoặc chân. Điều này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên của cơ thể. 
  • Hoa mắt, chóng mặt: Bạn có thể đột nhiên bị mờ hoặc tối đen thị lực ở một hoặc cả hai mắt, hoặc bạn có thể nhìn thấy 1 vật nhòe thành 2.
  • Đau đầu: Nhức đầu dữ dội, đột ngột, có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc thay đổi ý thức.
  • Đi lại khó khăn: Bạn có thể vấp ngã hoặc mất thăng bằng, chóng mặt đột ngột hoặc mất khả năng phối hợp.

Nguyên nhân gây đột quỵ não

Có hai nguyên nhân chính gây đột quỵ: động mạch bị tắc nghẽn (đột quỵ do thiếu máu cục bộ – nhồi máu não) và rỉ hoặc vỡ mạch máu (đột quỵ do xuất huyết). Một số người chỉ bị tắc nghẽn lưu lượng máu đến não tạm thời (cơn thiếu máu não thoáng qua), không gây ra các triệu chứng lâu dài.

Đột quỵ thiếu máu cục bộ

Đây là dạng đột quỵ thường gặp nhất, xảy ra khi các mạch máu não bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm nghiêm trọng lưu lượng máu đến não. Nguyên nhân gây tắc nghẽn hoặc thu hẹp là do chất béo tích tụ trong mạch máu hoặc do cục máu đông hoặc do các mảnh vụn khác di chuyển trong máu và đọng lại trong các mạch máu não.

Có đến khoảng 85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ
Có đến khoảng 85% trường hợp đột quỵ là do thiếu máu cục bộ

Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết xảy ra khi một mạch máu trong não bị rò rỉ hoặc vỡ. Xuất huyết não có thể do nhiều tình trạng ảnh hưởng đến mạch máu. Các yếu tố liên quan đến đột quỵ xuất huyết bao gồm:

  • Huyết áp cao không được kiểm soát
  • Điều trị quá mức với chất làm loãng máu (thuốc chống đông máu)
  • Phình ở những điểm yếu trong thành mạch máu của bạn (phình động mạch)
  • Chấn thương (chẳng hạn như tai nạn xe hơi)
  • Sự lắng đọng protein trong thành mạch máu dẫn đến yếu thành mạch (bệnh mạch máu amyloid não)
  • Đột quỵ thiếu máu cục bộ dẫn đến xuất huyết

Cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA)

Nguyên nhân gây ra bệnh là do lưu lượng máu cung cấp cho một phần của não bị giảm tạm thời, có thể kéo dài ít nhất trong 5 phút. Cơn thiếu máu não thoáng qua xảy ra khi một cục máu đông hoặc các mảng xơ vữa làm giảm hoặc chặn lưu lượng máu đến một phần của hệ thần kinh.

Các yếu tố rủi ro gây đột quỵ não

Những yếu tố về cơ địa, lối sống, sinh hoạt dưới đây có thể gây ảnh hưởng trực tiếp, làm tăng nguy cơ đột quỵ não:

  • Lối sống thừa cân, béo phì, lười vận động, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá và các chất gây kích thích thần kinh
  • Tiền sử mắc một số bệnh lý mạn tính: Huyết áp cao, mỡ máu cao, tiểu đường, bệnh tim mạch (suy tim, dị tật tim, nhiễm trùng tim, rung tâm nhĩ…), tiền sử cá nhân hoặc gia đình có người từng bị đột quỵ, đau tim hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua
  • Tuổi tác: Những người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người trẻ tuổi.
  • Giới tính: Đàn ông có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn phụ nữ. Phụ nữ thường lớn tuổi hơn khi bị đột quỵ và họ có nhiều khả năng chết vì đột quỵ hơn nam giới.
  • Nội tiết tố: Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone bao gồm estrogen làm tăng nguy cơ.

Hậu quả của đột quỵ não

Đột quỵ đôi khi có thể gây ra khuyết tật tạm thời hoặc vĩnh viễn, tùy thuộc vào thời gian não bị thiếu máu và vị trí nào bị ảnh hưởng. Các hậu quả có thể bao gồm:

  • Liệt hoặc giảm khả năng cử động cơ: Bạn có thể bị liệt một bên cơ thể hoặc mất kiểm soát một số cơ, chẳng hạn như cơ mặt, cánh tay…
  • Khó nói hoặc nuốt: Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát các cơ trong miệng và cổ họng, gây khó nuốt, nói không rõ ràng.
  • Mất trí nhớ hoặc suy nghĩ khó khăn: Nhiều người bị đột quỵ bị mất trí nhớ. Những người khác có thể gặp khó khăn trong việc suy nghĩ, lý luận, đưa ra phán đoán.
  • Trường hợp nặng sẽ dẫn đến tử vong hoặc sống thực vật.
Người bị đột quỵ có nguy cơ cao mất khả năng vận động
Người bị đột quỵ có nguy cơ cao mất khả năng vận động

Phòng ngừa đột quỵ não

Những thói quen tốt để phòng ngừa tai biến

Biết các yếu tố nguy cơ đột quỵ, tuân theo chỉ định của bác sĩ và áp dụng lối sống lành mạnh là những bước tốt nhất bạn có thể thực hiện để ngăn ngừa đột quỵ. Nếu bạn bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua (TIA), những biện pháp dưới đây có thể giúp ngăn ngừa một cơn đột quỵ tiếp theo:

  • Tập thể dục thường xuyên, tối thiểu 30 phút/lần tập và duy trì 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe bản thân
  • Có chế độ ăn uống hợp lý, không dùng nhiều đồ chiên xào, thức ăn nhanh, đồ dầu mỡ nhiều cholesterol và chất béo, thức uống có cồn, nước có ga, rượu bia,… Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng, hải sản, trứng, ngũ cốc và các loại đậu,…
  • Không thức khuya, ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc và chú ý đến chất lượng giấc ngủ
  • Không sử dụng các chất kích thích
  • Hạn chế tắm đêm vì đây cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ, tầm soát đột quỵ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường,…

Phòng ngừa đột quỵ bằng những hoạt chất sinh học tự nhiên

Ngoài phương pháp điều trị bằng tây y, các hoạt chất sinh học từ tự nhiên hiện nay cũng  rất được ưa chuộng bởi an toàn, lành tính và mang lại hiệu quả lâu dài. Trong đó, Nattokinase, Ginkgo Biloba, Coenzyme Q10,…được sử dụng rộng rãi nhờ tác dụng:

  • Nattokinase là một loại enzyme được chiết xuất từ đậu tương lên men rất nổi tiếng ở Nhật Bản. Nattokinase có khả năng tiêu hủy huyết khối, phá huỷ và ngăn chặn sự hình thành các cục máu đông trong lòng mạch, tăng cường lưu thông máu, phòng chống đột quỵ hiệu quả. Hơn nữa, Nattokinase còn có tác dụng giảm làm huyết áp bằng cách ức chế enzyme giúp làm giảm sản xuất Angiotensin II, giúp mạch máu được giãn ra, giảm áp suất máu, làm hạ huyết áp. Nattokinase còn giúp làm tăng mắc cholesterol HDL tốt ngăn ngừa sự hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 
  • Ginkgo Biloba: được chiết xuất từ cao lá Bạch quả, đây là một hoạt chất được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong cải thiện sức khỏe não bộ. Ginkgo Biloba có tác dụng tăng cường dưỡng chất và oxy lên não, tăng cường trí nhớ, cải thiện bệnh thiểu năng tuần hoàn não, giảm các triệu chứng đau đầu, đau nửa đầu, trầm cảm lo âu, bảo vệ các tế bào thần kinh. Đặc biệt, Ginkgo Biloba còn có tác dụng chống kết tập tiểu cầu, chống đông máu gây ra tình trạng đột quỵ não do thiếu máu não gây ra. 
  • Coenzyme Q10 chống oxy hóa cực kì hiệu quả. Coenzyme Q10 có tác dụng tạo ra năng lượng chính của tế bào, giúp ổn định các rối loạn của ti thể, chống lại các tác hại xấu dẫn đến bệnh về não. Ngoài ra, hoạt chất này còn có nhiều tác dụng khác như cải thiện nồng độ insulin, điều hòa đường huyết, hỗ trợ bệnh tiểu đường; hỗ trợ cải thiện bệnh lý tim mạch, sinh sản…

Mặc dù 3 hoạt chất trên đều có tác dụng tốt, nhưng nếu dùng riêng lẻ thì hiệu quả sẽ không cao bằng việc phối hợp cùng nhau để mỗi vị bổ trợ tác dụng cho nhau. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên uống chứa kết hợp Nattokinase, Ginkgo Biloba, Coenzyme Q10 để hỗ trợ giảm cải thiện nhanh các triệu chứng của đột quỵ và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Đột quỵ não là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm, các biến chứng của đột quỵ tai biến mạch máu não khiến bệnh nhân bị ảnh hưởng nặng nề về sức khỏe, tâm lý, có thể dẫn đến khuyết tật tạm thời hoặc khuyết tật vĩnh viễn. Thay vì chủ quan với bệnh, mọi người nên chú ý ăn uống và tập luyện bằng những giải pháp phù hợp. Nếu cần hỗ trợ tư vấn, vui lòng liên hệ tổng đài 1800.646866 để nhận được câu trả lời nhanh nhất.

————————————-

Thông tin tham khảo:

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Ginaci Q10

Thành phần: Nattokinase, Ginkgo Biloba Extract, Magie, Citicoline, Coenzyme Q10, Sắt, Vitamin B6 

Công dụng:

  • Hỗ trợ hoạt huyết tăng cường tuần hoàn máu não
  • Hỗ trợ giảm các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não, lưu thông khí huyết kém, đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay.

Đối tượng sử dụng

  • Người bị thiểu năng tuần hoàn não, lưu thông khí huyết kém.
  • Người có các triệu chứng do thiểu năng tuần hoàn não như: đau đầu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, đau mỏi vai gáy, tê bì chân tay

Cách dùng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên / lần x 2 lần / ngày.
  • Uống trước ăn hoặc sau ăn 1 giờ

Nguồn tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/stroke/symptoms-causes/syc-20350113

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.