Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến, gặp ở nhiều người và thường gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng ăn uống. Dưới đây là cách trị nhiệt miệng thần tốc tại nhà mà bạn có thể áp dụng.
Mục lục
ToggleBản chất của nhiệt miệng
Nhiệt miệng tình trạng xuất hiện các vết loét nhỏ, nông ở những mô mềm trong má, môi, dưới lưỡi hoặc ở nướu. Các vết lở hình tròn hoặc bầu dục có màu trắng, sau chuyển sang màu vàng, xung quanh sưng tấy đỏ gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống sinh hoạt.
Thông thường các vết loét này không có khả năng lây lan, không ăn sâu vào biểu bì nên không để lại sẹo. Tình trạng này kéo dài khoảng 1 tuần và không cần can thiệp của y tế. Thời gian để vết nhiệt khỏi hoàn toàn còn dựa vào hệ miễn dịch và mức độ nghiêm trọng của vết loét.
Top 6 cách trị nhiệt miệng thần tốc tại nhà
Để giảm tình trạng đau đau rát và thời gian các vết loét phát triển, bạn có thể điều trị nhiệt miệng tại nhà bằng những cách sau:
1.Dùng nước muối để chữa nhiệt miệng
Nước muối có tính sát khuẩn cao sẽ khiến các vi khuẩn ở vết loét bị tiêu diệt và giảm nồng độ axit ở miệng. Nhờ đó, các vết loét nhanh khô, các triệu chứng đau rát cũng giảm đáng kể. Đồng thời, dung dịch nước muối an toàn, lành tính và dễ thực hiện.
Bạn hãy dùng 1 thìa cà phê muối với khoảng 200ml nước ấm. Súc miệng hàng ngày hoặc ngậm trong miệng khoảng 15 – 20 giây rồi nhổ ra. Mỗi lần súc hoặc ngậm nên để nước muối trôi sâu vào cổ họng và không được nuốt. Thực hiện 3 – 5 lần/ngày để trị nhiệt miệng tại nhà hiệu quả.
2. Chữa nhiệt miệng bằng mật ong
Ngoài lợi ích làm đẹp, giải độc cơ thể,… mật ong còn có tác dụng chữa nhiệt miệng hiệu quả. Bởi mật ong chứa Hydroperoxide tự nhiên có tính kháng nấm, kháng khuẩn, khử trùng mạnh.
Đặc biệt mật ong thúc đẩy quá trình làm lành vết thương lên đến 97%, giúp vết loét không bị sưng đỏ, đau rát. Đồng thời, mật ong cũng cung cấp các vi chất dinh dưỡng như kali, kẽm, sắt,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát.
Bạn có thể bôi trực tiếp mật ong lên vết loét hoặc trộn mật ong với bột nghệ, thực hiện 3-4 lần trong ngày trong suốt thời gian bị nhiệt miệng.
3. Chữa nhiệt miệng bằng bột sắn dây
Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể do đó còn được nhiều người sử dụng để trị nhiệt miệng tại nhà, vừa tiết kiệm chi phí vừa có tác dụng làm lành các vết loét nhanh chóng.
Tuy nhiên, khi sử dụng bột sắn dây cần lưu ý:
- Cần nấu chín trước khi sử dụng cho trẻ nhỏ để tránh bị tiêu chảy.
- Người lớn có thể dùng 2 cốc mỗi ngày
- Không dùng sắn dây chung với mật ong vì sẽ bị ngộ độc
- Nên chế biến và sử dụng luôn, không pha sẵn để cả ngày sẽ làm giảm tác dụng của bột sắn.
4. Chữa nhiệt miệng bằng trà hoa cúc
Hoa cúc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm sát trùng hiệu quả, giúp mau lành vết loét, giảm sưng đau từ đó giúp giảm tình trạng nhiệt miệng của bạn nhanh chóng.
Bạn có thể dùng 1 – 2 tách trà hoa cúc mỗi ngày hoặc súc miệng bằng nước trà 3 – 4 lần sẽ làm dịu tình trạng đau xót, sưng viêm của nhiệt miệng.
5. Chữa nhiệt miệng bằng Baking soda
Baking soda là loại muối giúp người nhiệt miệng cân bằng độ pH, giảm viêm và khiến vết loét nhanh lành hơn. Nhờ vào khả năng sát khuẩn và làm sạch vết thương nên Baking soda nên bạn có thể điều trị nhiệt miệng hiệu quả tại nhà với thời gian chỉ sau 1 đến 2 ngày.
Bạn có thể dùng 5g bột baking soda hòa với 230ml, súc miệng ngày 2- 3 lần sẽ giúp giảm tình trạng viêm. Tuy nhiên bạn không nên lạm dụng bởi nếu dùng nhiều dễ gây đau rát cho nướu và răng.
6. Chữa nhiệt miệng bằng thảo dược
- Rau diếp cá: Có vị cay, hơi lạnh, tác dụng tốt trong thanh nhiệt giải độc, kháng khuẩn hỗ trợ cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng. Bạn có thể giã hoặc xay sinh tố trực tiếp lá diếp cá để sử dụng hàng ngày hoặc sắc nước uống đều có hiệu quả.
- Rau đắng đất: rất giàu vitamin C, chất xơ, flavonoid, saponin có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất tốt. Rau đắng đất rửa sạch, đem giã nhỏ lọc lấy nước cốt. Với người lớn có thể ngậm, với trẻ con mẹ có thể dùng tăm bông chấm vào vết loét trong một vài phút. Ngoài ra bạn có thể phơi khô rau đắng đất, rồi sắc lấy nước uống thay trà để chữa nhiệt miệng rất hiệu quả.
Nhiệt miệng tuy gây đau đớn, khó chịu nhưng cách phòng ngừa không khó. Để ngăn ngừa nguy cơ nhiệt miệng, bạn cần tránh làm tổn thương niêm mạc miệng khi đánh răng hay ăn uống, làm việc và nghỉ ngơi điều độ để tránh stress. Ngoài ra, cần vệ sinh răng miệng tốt để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.
Nên ăn các món luộc, rau, củ, quả và trái cây… Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước, bổ sung vitamin bằng các loại rau quả tươi. Nếu bị nhiệt miệng nặng, gây đau đớn nhiều hoặc tái phát nhiều lần cần phải đến cơ sở y tế để khám và điều trị dứt điểm. Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý hằng ngày.
Nếu bạn cần tư vấn, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
————————————————————————————————————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Glinmouth
Thành phần:
Cao rau đắng đất, Chiết xuất Chanh tươi,Vitamin C (Acid L-Ascorbic), Vitamin PP (Niacinamid), Vitamin B2 (Riboflavin Sodium Phosphate), Vitamin B12 (Cyanocobalamin HCl).
Công dụng
- Hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc gan.
- Hỗ trợ giảm triệu chứng nhiệt miệng do cơ thể nóng nhiệt.
- Hỗ trợ bổ sung vitamin C, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Đối tượng
- Người bị nóng nhiệt, nhiệt miệng.
- Người có nhu cầu bổ sung vitamin C và tăng sức đề kháng.
Cách dùng
- Trẻ 2 – 7 tuổi: 1gói/ lần x 1 – 2 lần/ ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 1 gói/lần x 2 – 3 lần/ ngày.
- Pha 1 gói trong 150 ml nước, khuấy đều và thưởng thức.
- Ngon hơn khi pha bằng nước lạnh.