Biếng ăn là chứng rối loạn dinh dưỡng thường gặp ở trẻ, gây ảnh hưởng xấu cho sự phát triển tinh thần và thể chất của bé. Tật biếng ăn thường khiến các bậc phụ huynh lo lắng. Hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp khắc phục chứng biếng ăn của trẻ.
Mục lục
ToggleDấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn.
- Trẻ quấy khóc, khó chịu liên tục trong bữa ăn.
- Trẻ ngậm đồ ăn lâu, phun thức ăn hoặc trực nôn.
- Trẻ ăn chậm, không chịu ăn hết khẩu phần của mình và bữa ăn của trẻ thường kéo dài trên 30 phút.
- Trẻ có thái độ không chịu hợp tác khi ăn, dùng những phản ứng nôn oẹ khi ngửi hoặc nhìn thấy thức ăn để chống đối việc ăn uống.
- Trẻ chỉ ăn được một vài món ăn quen thuộc hoặc ăn không đúng mật độ theo tuổi.
- Trẻ có dấu hiệu chậm nói, chậm các bước thay đổi như lẫy, bò, đi và đứng.
- Không tăng cân liên tục trong vòng thời gian một vài tháng gần đây.
Nguyên nhân gây biếng ăn ở trẻ và bí quyết khắc phục
Thực tế có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn chậm lớn ở trẻ như:
1. Trẻ biếng ăn do mắc bệnh lý
Khi trẻ bị ốm hoặc mắc một số bệnh lý có thể sinh ra cảm giác mệt mỏi, yếu ớt và không còn cảm hứng thích thú với chuyện ăn uống. Bên cạnh đó, việc sử làm dụng kháng sinh trong quá trình điều trị tiêu diệt hại khuẩn nhưng đồng thời cũng tiêu diệt cả những lợi khuẩn. Từ đó dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột và gây rối loạn tiêu hoá, trẻ biếng ăn, tiêu hóa kém chậm lớn.
Với tình trạng này, các mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn mềm, dễ nuốt, dễ tiêu hóa,… đồng thời, bổ sung lợi khuẩn để cân bằng hệ vi sinh đường ruột, giúp trẻ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn tốt hơn.
2. Trẻ biếng ăn do sinh lý
Trong một số những giai đoạn, bé sẽ có những biểu hiện chán ăn và ăn ít hơn bình thường dù cân nặng và sức khỏe của bé vẫn không bị thay đổi quá nhiều. Trẻ biếng ăn do sinh lý thường diễn ra cùng lúc với những giai đoạn như: trẻ biết lật, ngồi, bò và tập đi đứng. Lúc đó, trẻ sẽ có xu hướng ăn ít hơn khẩu phần hàng ngày trong một vài ngày cho đến vài tuần.
Ở giai đoạn này cách khắc phục tốt nhất là các bậc phụ huynh nên bổ sung thêm các sản phẩm chứa vitamin, khoáng chất hỗ trợ cải thiện tình trạng biếng ăn này.
3. Trẻ biếng ăn do chế độ dinh dưỡng thiếu chất
Chế độ ăn uống không điều độ, ăn quá nhiều trong một bữa sẽ dẫn đến tình trạng ức chế bài tiết các men tiêu hóa, đồng thời khiến trẻ sợ ăn. Thiếu vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C,… các vi khoáng như kẽm, sắt, đồng, selen cũng khiến trẻ cảm thấy ăn không ngon miệng, biếng ăn.
Cách khắc phục tốt nhất là cha mẹ nên chú ý chọn thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng và cân bằng các nhóm chất với nhau. Thực đơn đa dạng, đổi món thường xuyên để cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Tránh ăn nhiều những món giàu chất béo, nhiều dầu mỡ, đồ ngọt. Bổ sung vi chất dinh dưỡng giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân đều.
4. Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ ăn
Cha mẹ hay ép trẻ ăn hết đồ ăn bằng cách la mắng, quát mắng. Đôi khi lượng thức ăn mà phụ huynh yêu cầu quá nhiều so với mức ăn của trẻ. Kết quả nhận được là trẻ sẽ ngậm thức ăn, nôn trớ hoặc chống đối. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến việc sợ ăn ở bé và là nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn, chậm lớn.
Với những trường hợp này, các bậc cha mẹ nên cho trẻ ăn thoải mái, chỉ nên cho trẻ ăn lượng phù hợp với khả năng hấp thu. Không nên la mắng, quát nạt mỗi khi con ăn uống. Tạo không khí vui vẻ trong bữa ăn sẽ giúp trẻ có hứng thú và tâm trạng phấn khích hơn sẽ khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ.
5. Trẻ biếng ăn do cách chế biến thức ăn
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn không thể không nhắc đến là thực đơn nhàm chán, ít thay đổi. Liên tục cho trẻ ăn món hầm, hay món cháo, thức ăn trong nhiều ngày khiến trẻ cảm thấy ngán.
Vì vậy, cha mẹ nên đa dạng món ăn cho trẻ nhưng phải đảm bảo đủ các nhóm nhất và thay đổi từ từ để trẻ thích nghi dần. Nên dùng thức ăn tươi để chế biến món ăn, tránh đồ chế biến sắn, phơi khô hoặc bảo quản đông lạnh lâu ngày sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.
Trẻ biếng ăn có nguy hiểm không?
Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, không xử lý kịp thời có thể dẫn đến nhiều hậu quả ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Trẻ biếng ăn sẽ không có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng để phát triển đúng chuẩn về cân nặng, chiều cao và trí tuệ so với các bạn cùng trang lứa. Thiếu hụt chất dinh dưỡng còn khiến trẻ giảm sức đề kháng, giảm chức năng miễn dịch và dẫn đến nhiều bệnh lý ảnh hưởng sức khỏe.
Trên đây là những thông tin bổ ích để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn chậm lớn. Để con có sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh, bố mẹ phải kiên trì, kết hợp nhiều biện pháp khác nhau mang đến tâm lý thoải mái nhất cho con em mình.
Nếu cần tư vấn vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
——————————————————–
Thông tin tham khảo
TPBVSK Sumopow
Thành phần:
L – Lysine HCl, L – Arginine Aspartate, Taurine, Thymomodulin, Chiết xuất lạc tiên (Passiflora foetida), Magie (Magie gluconate), Chiết xuất tâm sen (Nelumbo nucifera), Chiết xuất tâm sen (Nelumbo nucifera), Vitamin B1 (Thiamine HCl), Vitamin B6 (Pyridoxine HCl), Kẽm (Kẽm gluconate).
Công dụng
Bổ sung acid amin, vitamin, chất khoáng và chiết xuất thảo dược cho cơ thể, giúp tăng cường tiêu hóa, ăn ngủ ngon, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng.
Đối tượng
- Người chán ăn, tiêu hóa kém, ngủ kém.
- Người gầy yếu, suy nhược cơ thể.
- Người cần nâng cao sức đề kháng.
Cách dùng
- Trẻ dưới 1 tuổi: Tham khảo ý kiến bác sỹ/ dược sỹ.
- Trẻ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 1 lần/ngày.
- Trẻ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10 ml/lần x 2 lần/ngày.
- Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 2 ống 10ml /lần x 2 lần/ngày.
- Uống sau ăn.
Nguồn tham khảo:
http://viendinhduong.vn/vi/dinh-duong-tre-em/bieng-an-o-tre-em.html