Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc sởi

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ mắc sởi

Trùm kín, kiêng gió, kiêng nước, hạn chế ăn uống, tự ý cho trẻ uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ có thể khiến bệnh sởi nặng hơn.

Bệnh sởi là gì? 

Bệnh sởi thường xảy ra vào mùa đông – xuân. Tuy nhiên, trong vài năm gần đây, bệnh sởi có thể xuất hiện bất cứ thời điểm nào trong năm. Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính rất dễ lây lan qua không khí, do virus sởi gây ra.

Trẻ mắc sởi thường có triệu chứng như sốt cao, ho, chảy mũi, viêm kết mạc và xuất hiện những nốt ban đỏ trên da. Ban đỏ thường bắt đầu từ mặt, sau đó lan ra toàn thân. Dù các biểu hiện ban đầu có thể giống với bệnh cảm lạnh thông thường nhưng nếu không điều trị kịp thời, bệnh dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc trẻ bị sởi

Trùm kín, kiêng gió quá mức

Một trong những sai lầm thường gặp của nhiều bậc phụ huynh khi chăm sóc trẻ bị ốm, đặc biệt là trong thời điểm trẻ mắc bệnh sởi, chính là việc trùm kín người và kiêng gió quá mức. Tâm lý phổ biến xuất phát từ nỗi lo rằng nếu để trẻ tiếp xúc với gió hay không được giữ ấm tuyệt đối, bệnh sẽ trở nặng hơn. Tuy nhiên, thói quen này lại có thể gây ra những tác động ngược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Việc trùm kín mít toàn thân khiến cơ thể trẻ khó thoát nhiệt, làm cho thân nhiệt ngày càng tăng cao, nhất là khi trẻ đang sốt. Nếu nhiệt độ cơ thể không được điều hòa kịp thời, trẻ có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm như rối loạn hoạt động của hệ thần kinh trung ương, tím tái, sốt cao co giật, thậm chí có thể dẫn tới tử vong. Đây là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng mà cha mẹ cần nhận thức rõ để tránh chăm sóc sai cách.

Ngoài ra, khi trẻ phải ở trong không gian kín, thiếu sự lưu thông không khí, điều này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, làm tăng nguy cơ bội nhiễm. Bội nhiễm là nguyên nhân khiến tình trạng bệnh kéo dài và nặng hơn, thậm chí có thể để lại biến chứng về sau.

Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, oi bức – đặc biệt ở các khu vực nhiệt đới như Việt Nam – việc kiêng quạt hoặc không cho trẻ tiếp xúc với không khí mát là không cần thiết. Trái lại, môi trường quá nóng sẽ khiến trẻ dễ mất nước, mệt mỏi hơn, cơ thể tiết nhiều mồ hôi – một điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển mạnh mẽ.

Kiêng nước

Nhiều người lầm tưởng rằng khi trẻ bị sởi thì phải kiêng nước hoàn toàn, không được tắm rửa. Tuy nhiên, điều này có thể khiến trẻ dễ bị nhiễm trùng da do mồ hôi và bụi bẩn tích tụ, thậm chí tăng nguy cơ viêm phổi. Việc tắm rửa đúng cách giúp làm sạch cơ thể, mang lại cảm giác thoải mái, dễ ngủ và hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.

Phụ huynh nên tắm cho trẻ bằng nước ấm khoảng 33–35 độ C, trong phòng kín gió, tắm nhanh và tránh tắm vào buổi tối. Sau tắm cần lau khô và giữ ấm cơ thể để tránh bị lạnh.

Bên cạnh đó, nên chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ, đánh răng ngày 2 lần và súc miệng bằng nước muối sinh lý pha ấm để giảm cảm giác đau rát, khó chịu ở miệng và họng. Vệ sinh đúng cách giúp trẻ dễ chịu hơn và hạn chế biến chứng trong quá trình mắc sởi.

Hạn chế ăn uống

Hạn chế ăn uống khiến cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng, dẫn đến suy nhược và tăng nguy cơ biến chứng do sởi. Trẻ cần được ăn uống đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng. Trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo bổ sung đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu gồm đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Bố mẹ nên cho trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ với thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa. Tăng cường bổ sung vitamin A nhằm tăng sức khỏe cho mắt, tránh biến chứng viêm loét giác mạc.

Phụ huynh nên khuyến khích trẻ uống nhiều nước. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước ép trái cây như nước cam, nước ổi… nhằm tăng cường vitamin C, từ đó tăng cường hệ miễn dịch, nhanh khỏi bệnh.

Tự ý cho trẻ uống thuốc

Do thời gian ủ bệnh của sởi thường kéo dài từ 12 đến 14 ngày, thậm chí có thể lên tới 21 ngày và trong giai đoạn khởi phát, trẻ thường xuất hiện các triệu chứng sốt từ nhẹ đến cao, chảy nước mắt và nước mũi, ho… nên các bố mẹ thường khó phát hiện trẻ bị sởi. Nhiều người thường tự mua thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm sốt để điều trị tại nhà.

Lưu ý sốt chỉ là triệu chứng, việc dùng thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng giảm sốt tức thì. Trong khi nguyên nhân gây bệnh sởi là do virus, không đáp ứng với thuốc kháng sinh. Lạm dụng thuốc còn làm tăng tỷ lệ kháng thuốc, khiến trẻ gặp nhiều tác dụng phụ không đáng có, gây hại cho gan, thận của trẻ.

Phòng tránh sởi cần làm gì?

Để phòng ngừa bệnh sởi hiệu quả, phụ huynh nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người đang mắc bệnh hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh, đặc biệt trong thời điểm dịch bùng phát. Việc tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo là biện pháp quan trọng và hiệu quả nhất giúp trẻ có khả năng miễn dịch với bệnh.

Ngoài ra, cần duy trì vệ sinh cá nhân cho trẻ bằng cách rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn hoặc sử dụng dung dịch sát khuẩn tay. Không gian sống cũng cần được dọn dẹp sạch sẽ, thông thoáng để hạn chế vi khuẩn, virus phát tán. Bên cạnh đó, việc bổ sung dinh dưỡng hợp lý, đặc biệt là các loại rau củ, trái cây giàu vitamin, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ chống chọi tốt hơn với bệnh tật.

Bổ sung TPBVSK để phòng ngừa sởi:Immuno TW28 với các thành phần chiết xuất hoa cúc tím, L – Lysine, Đạm men bia, Thymomodulin, kẽm, vitamin C, vitamin B1 và vitamin B6 có công dụng hỗ trợ bổ sung lysine kẽm, Thymomodulin và các vitamin cho cơ thể, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa, tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và giảm mệt mỏi. Immuno TW28 được dùng cho người kém ăn, gầy yếu, suy nhược cơ thể, sức đề kháng kém và người trong giai đoạn phục hồi sức khỏe.
Liều dùng:
Trẻ em từ 1 – 2 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 – 7 tuổi: 1 ống 10ml/lần x 1 lần/ngày.
Người lớn và trẻ trên 7 tuổi: 2 ống 10ml/lần x 2 lần/ngày.
Uống sau ăn.
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

1 Comment

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.