Giải quyết tình trạng táo bón

Giải quyết tình trạng táo bón

Táo bón là tình trạng rối loạn cảm giác đại tiện với biểu hiện đại tiện ít, phân khô cứng và khó tống ra ngoài.

Về mặt sinh lý bệnh, táo bón nguyên phát do rối loạn cơ chế tống phân, nguyên nhân quan trọng nhất là do co thắt cơ vòng hậu môn, và do rối loạn vận động đại tràng, chủ yếu giảm nhu động đại tràng với biểu hiện đại tiện ít phân và không có hoặc ít có nhu cầu đại tiện. Táo bón thứ phát liên quan đến tắc nghẽn cơ học hoặc do thương tổn đám rối thần kinh hoặc cơ trơn của đại tràng.

Táo bón khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống
Táo bón khiến người bệnh gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống

Người bệnh được chẩn đoán là táo bón khi có ít nhất 2 trong các triệu chứng sau bao gồm: người bệnh đi tiêu ít hơn 3 lần một tuần, khó khăn trong đại tiện, phân khô cứng, cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác đi tiêu không hết, mỗi lần đại tiện cần có sự trợ giúp như dùng tay móc phân ra.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng khác như đau bụng, đầy bụng, đau khi đại tiện, hay đại tiện ra máu tươi.

Nguyên nhân gây táo bón gồm nguyên phát (táo bón vận động ruột bình thường, táo bón vận động ruột chậm và rối loạn chức năng sàn chậu) và thứ phát. Các nguyên nhân thứ phát gây táo bón gồm:

  • Do chế độ sinh hoạt và ăn uống không hợp lý như uống không đủ nước, ăn không đủ chất xơ, lạm dụng các chất kích thích như rượu, cà phê, có thói quen nhịn đi tiêu hoặc bỏ qua cảm giác đi tiêu, ít vận động…
  • Do bệnh lý thực thể như ung thư trực tràng, dò hậu môn, hẹp đại tràng, xoắn đại tràng hoặc phình đại tràng bẩm sinh
  • Do bệnh lý toàn thân như rối loạn nội tiết chuyển hóa (tăng calci máu, hạ kali máu, tiểu đường…), Bệnh lý thần kinh (Đột quỵ, Parkinson…), bệnh lý mô liên kết (xơ cứng bì, lupus…) hay nhiễm độc chì
  • Một số loại thuốc có thể gây táo bón bao gồm thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng cholinergic….
  • Các vấn đề tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu cũng làm nặng thêm tình trạng táo bón.
  • Người lớn tuổi dễ bị táo bón do chế độ ăn uống kém và uống không đủ nước, ít tập thể dục…

Táo bón mãn tính kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng như vết nứt hậu môn, tắc ruột hay sa trực tràng.

Điều trị táo bón chủ yếu là điều trị triệu chứng. Trường hợp tìm được nguyên nhân thì phải điều trị nguyên nhân táo bón (khối u, tăng calci máu, tiểu đường …).

Cần điều chỉnh chế độ ăn uống như áp dụng chế độ ăn nhiều chất xơ, nhiều hoa quả, uống đủ nước (2 lít/ngày), hạn chế rượu, cà phê, trà.

Thay đổi thói quen sinh hoạt như đi vệ sinh vào cùng một thời điểm mỗi ngày. Năng tập thể dục và vận động.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ thuốc nhuận tràng nào. Không nên dùng thuốc nhuận tràng kéo dài.

Khi các triệu chứng nặng lên và kéo dài hơn 3 tuần, hoặc xuất hiện các triệu chứng khác như chảy máu trực tràng, đau bụng, sốt… thì người bệnh phải đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Để phòng táo bón, cần có chế độ ăn uống nhiều chất xơ với rau xanh, trái cây, uống đủ nước từ 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và tập thể dục đều đặn, thường xuyên hàng ngày.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Tabogold với các thành phần gồm Litesse, Inulin, đại hoàng và phan tả diệp có tác dụng bổ sung chất xơ, hỗ trợ nhuận tràng, hỗ trợ giảm táo bón được sử dụng cho trẻ em từ 6 tuổi trở lên, người lớn bị táo bón đặc biệt là táo bón lâu ngày. Vai trò của từng thành phần của Tabogold cụ thể như sau:

  • Litesse: là chất xơ hòa tan. Có tác dụng tái tạo sự cân bằng của vi khuẩn đường ruột, kích thích miễn dịch đường tiêu hóa, cải thiện bệnh viêm ruột, giảm dị ứng.
  • Inulin: là một polysaccharide tan trong nước, cung cấp chất dinh dưỡng cho hệ vi sinh đường ruột, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, cải thiện hệ tiêu hóa tốt hơn. Inulin cũng có tác dụng làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, làm tăng khối lượng phân qua đó tăng phản xạ đại tiện, từ đó giúp cải thiện tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, inulin còn tham gia vào quá trình tiêu diệt các gốc tự do và những hợp chất có hại trong thức ăn, đào thải ra ngoài cơ thể. Inulin tham gia ức chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại trong đường ruột như E. coli, Clostridia.
  • Đại hoàng: có tác dụng thông đại tiện, được dùng cho người đầy bụng, bí đại tiện.
  • Phan tả diệp: có tác dụng lợi tràng, thông đại tiện. Phan tả diệp được dùng chữa táo bón, ăn không tiêu, đầy bụng.

Cách dùng

  • Trẻ em 611 tuổi: uống 10 ml/lần x 1- 2 lần/ngày. Uống sau ăn.
  • Trẻ trên 11 tuổi, người lớn: uống 10ml/lần x 2 lần/ngày. Uống sau ăn.

Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Nguồn: Báo Sức khoẻ đời sống

https://suckhoedoisong.vn/giai-quyet-tinh-trang-tao-bon-169210920185644838.htm

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.