Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày và hướng điều trị

Tổng quan về bệnh viêm loét dạ dày và hướng điều trị

Viêm loét dạ dày tá tràng được coi là bệnh mạn tính, diễn biến có chu kỳ, xu hướng hay tái phát và dễ gây biến chứng nguy hiểm như chảy máu, tắc nghẽn, thủng hay ung thư dạ dày…Vậy làm sao để nhận biết sớm bệnh viêm loét dạ dày và điều trị như thế nào cho đúng? Theo dõi ngay bài viết dưới đây. 

Viêm loét dạ dày là gì?

Viêm loét dạ dày là tổn thương gây viêm và loét niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng. Tổn thương này xảy ra khi lớp niêm mạc (màng lót bên trong cùng) của dạ dày hay tá tràng bị bào mòn và các lớp bên dưới thành dạ dày.

Nguyên nhân viêm loét dạ dày 

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày như:

  • Vi khuẩn HP: HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, thường sinh sống trong môi trường acid cao. Vi khuẩn HP sẽ tiết ra enzyme urease để trung hòa acid ngay sau khi xâm nhập vào trong dạ dày người. Chúng sẽ sinh sống và tiếp tục phát triển trong niêm mạc dạ dày. Vi khuẩn HP có khả năng kích thích dạ dày bài tiết acid, gây rối loạn hoạt động co bóp dẫn đến các vấn đề trong đó có viêm loét dạ dày.
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày 
Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây viêm dạ dày    
  • Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng viêm: Khoảng 20 – 25% người bị viêm loét dạ dày sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm trong một thời gian dài. NSAID, Corticoid,… là những loại thuốc có khả năng ức chế Enzyme Cyclooxygenase, giảm sinh tổng hợp Prostaglandin để giảm đau, chống viêm. Lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày sẽ bị bào mòn và suy giảm chức năng khi Enzyme Cyclooxygenase bị ức chế. Đây là điều kiện thuận lợi để dịch vị xâm lấn và ăn mòn lớp niêm mạc đó.
  • Thói quen ăn uống không  khoa học: Ăn uống không khoa học cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày. Theo thống kê, tỷ lệ bị viêm loét dạ dày ở nhóm người có thói quen ăn không đúng giờ, bỏ bữa, để bụng quá đói/no, ăn nhanh, làm việc/vận động sau khi ăn, dung nạp thực phẩm chứa nhiều acid, dầu mỡ, cay nóng, chất bảo quản,… cao hơn hẳn do với những nhóm khác.
  • Stress kéo dài: Stress trong thời gian dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh, chức năng dạ dày và đường ruột bị rối loạn. Điều đó có thể kích thích tăng sản xuất acid Hydrochloric, Pepsin, môn vị và huyết quản dạ dày co thắt, gây tổn thương đến lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày.
  • Bệnh lý: Bệnh viêm loét dạ dày cấp tính thường xuất hiện sau khi mắc các bệnh như viêm ruột thừa, viêm phổi, bạch cầu, sởi, cúm, xơ gan, suy thận, thoái vị hành, viêm phế quản,…
  • Di truyền, nhóm máu: Theo nghiên cứu, người có tiền sử gia đình mắc bệnh lý dạ dày và nhóm máu O có nguy cơ bị viêm loét dạ dày cao hơn người bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Viêm loét dạ dày còn khởi phát sau khi bị dị ứng thức ăn, rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, nhiễm độc hóa chất, rối loạn tự miễn, hút thuốc lá, hội chứng Zollinger – Ellison,…

Triệu chứng điểm hình của viêm loét dạ dày 

Thực tế, biểu hiện của loét dạ dày phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và sức đề kháng của từng người. Sau đây là những triệu chứng của viêm loét dạ điển hình:

  • Đau thượng vị (vùng bụng trên rốn) có thể khởi phát âm ỉ hoặc đột ngột, mức độ đau có thể tăng lên sau khi ăn, đặc biệt là khi ăn đồ cay nóng, chứa nhiều acid, uống rượu, bia, nước ngọt có ga,…  
  • Chán ăn, ăn không ngon, bụng  đầy trướng và khó tiêu
  • Ợ hơi, ợ chua, nóng rát, cồn cào, hơi thở có mùi
  • Buồn nôn, nôn: Người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thường nôn hết thức ăn (cả thức ăn hôm trước do dạ dày không tiêu hóa hết). Nguyên nhân là vì lớp niêm mạc bị viêm loét và co bóp liên tục trong quá trình tiêu hóa. Có trường hợp còn nôn ra thức ăn và máu.
  • Người gầy sút, mệt mỏi và thiếu tập trung.
Viêm dạ dày gây đau thượng vị 
Viêm dạ dày gây đau thượng vị 

Biến chứng của viêm loét dạ dày 

Theo các chuyên gia, viêm loét dạ dày nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Thủng dạ dày: Nếu bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng không được điều trị kịp thời có thể gây thủng dạ dày. Người bệnh sẽ thấy đau dữ dội vùng bụng trên rốn, cảm giác như có dao đâm vào bụng, bụng cứng. Cơn đau sẽ lan từ vùng bụng trên rốn ra khắp ổ bụng. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, mặt tái, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, có thể tụt huyết áp. Khi đó, cần đưa họ đến bệnh viện để cấp cứu và phẫu thuật ngay lập tức.
  • Xuất huyết dạ dày: là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng. Khi vết loét bị ăn mòn nghiêm trọng, tĩnh mạch vỡ và chảy máu. Dấu hiệu điển hình của xuất huyết dạ dày là nôn ra máu, bã nôn có màu cà phê, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi,…
  • Hẹp môn vị dạ dày: Hẹp môn vị dạ dày là biến chứng thường gặp ở người bị viêm loét dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ cảm thấy khó chịu cùng một số biểu hiện: đau bụng dồn dập, dữ dội và dai dẳng; buồn nôn và nôn ra thực phẩm có mùi hôi tanh; tiêu chảy, đổ mồ hôi, người mệt mỏi, không còn sức lực.
  • Ung thư dạ dày: Một biến chứng vô cùng nguy hiểm của viêm loét dạ dày đó chính là ung thư dạ dày. Triệu chứng điển hình là chướng bụng, ợ chua, nóng ruột, thiếu máu, nôn mửa, sụt cân, mệt mỏi, nôn ra máu, đại tiện phân màu đen, đau bụng dưới, sốt,…

Phương pháp điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc tây 

Loét dạ dày xảy ra khi mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và các yếu tố bảo vệ do loét. Vì vậy việc điều trị cũng tuân theo các nguyên tắc cơ bản là tăng cường bảo vệ, giảm yếu tố tấn công và loại trừ nguyên nhân gây loét. Dựa vào những triệu chứng của từng người mà các bác sĩ có thể phối hợp một hoặc nhiều nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày dưới đây:

Nhóm ức chế bơm Proton (PPI)

Có ức chế enzym K+/H+ – ATPase nên chúng tác động vào khâu cuối của quá trình bài tiết acid dịch vị nên được coi là nhóm thuốc có khả năng cao nhất trong kiểm soát bài tiết acid dịch vị. Thuốc ít có tác dụng phụ hơn so với anti H2, có thể gây nhức đầu hoặc tiêu chảy nhẹ. Các thuốc trong nhóm như: Omeprazole, Pantoprazole, Rabeprazole, Esomeprazole….

Nhóm kháng thụ thể H2

Thuốc tranh chấp với histamin dẫn đến ức chế thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, giúp giảm cả bài tiết dịch vị cơ bản và dịch vị kích thích. Nhóm này có nhiều tác dụng phụ và có hiện tượng dung nạp thuốc xảy ra sau 1 tuần điều trị nên hiện nay cũng ít sử dụng. Các thuốc trong nhóm như: Cimetidin, Ranitidin. Famotidine….

Một sô thuốc điều trị viêm dạ dày
Một sô thuốc điều trị viêm dạ dày

Nhóm thuốc trung hòa dịch vị acid

Các thuốc này làm trung hòa axit dạ dày và làm giảm hoạt động của pepsin (làm pH dạ dày tăng lên > 4,0). Ngoài ra, một số thuốc trung hòa axit hấp thụ pepsin. Thuốc trung hòa axit làm giảm các triệu chứng, thúc đẩy quá trình lành vết loét và giảm tái phát. Thuốc có tác dụng nhanh, nhưng thời gian tác động ngắn, phải dùng nhiều ngày. 

Nhóm bảo vệ niêm mạc 

Cơ chế của nhóm thuốc này là tạo một màng bảo vệ niêm mạc dạ dày hoặc giảm kích ứng niêm mạc dạ dày. Giúp niêm mạc dạ dày không bị tấn công bởi acid và giảm viêm. Một số thuốc thuộc nhóm này như: Sucralfate, Bismuth. 

Nhóm kháng sinh 

Trong trường hợp, viêm loét dạ dày do vi  khuẩn HP cần kết hợp kháng sinh để điều trị tiêu diệt vi khuẩn. Các kháng sinh thông dụng như: Amoxicillin, Clarithromycin, Tetracycline, Metronidazole….

Sử dụng thảo dược giảm viêm loét dạ dày

Ngoài thuốc tây, trong y học cổ truyền cũng có rất nhiều bài thuốc, loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh viêm loét dạ dày như:

  • Nghệ vàng rất giàu Curcumin có tác dụng kích thích dạ dày tiết ra chất nhầy để bảo vệ lớp niêm mạc đang bị tổn thương. Curcumin này hiện nay còn được ứng dụng công nghệ hiện đại bào chế dưới dạng phân tử Nano siêu nhỏ, giúp tăng tác dụng lên gấp nhiều lần so với bột nghệ thường. Nghệ ngâm mật ong cũng được sử dụng rất rộng rãi trong hỗ trợ giảm viêm loét dạ dày, tá tràng…
Nghệ chứa Curcumin giúp làm lành vết loét dạ dày
Nghệ chứa Curcumin giúp làm lành vết loét dạ dày
  • Nha đam chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, chất xơ, có tác dụng chống viêm, thanh nhiệt, tốt cho hệ tiêu hóa, điều trị ợ nóng, ợ chua do trào ngược dạ dày và giảm đau dạ dày,….
  • Lá bạc hà chứa hàm lượng chất menthol cao có công dụng như thuốc giảm đau tự nhiên, giảm triệu chứng chướng bụng, đầy hơi và giảm các cơn đau dạ dày. 

Hi vọng rằng, với những thông tin trên giúp bạn hiểu thêm về bệnh viêm loét dạ dày.  Hãy lựa chọn cách tốt nhất để bảo vệ và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm. Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866

———————-

Thông tin tham khảo

TPBVSK Gaskul 

Thành phần

Cao chè dây, Nano curcumin, Mật ong, Immunecanmix

Công dụng

Hỗ trợ giảm những triệu chứng do viêm loét dạ dày tá tràng như: đau nóng vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua.

Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Đối tượng

Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng với các biểu hiện như: ợ hơi, ợ chua, đau nóng vùng thượng vị, loét dạ dày, tá tràng.

Cách dùng

Trẻ em 6-12 tuổi: Uống 1-2 viên/lần x 2-3 lần/ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn và: Uống 2 – 3 viên/lần x 2-3 lần/ngày.

Uống trước hoặc sau ăn 30 phút.

Mỗi đợt sử dụng từ 2-3 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất.

———-

Nguồn tham khảo: 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK537128/

https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/26342014/

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.