Cách trị ho gió, ho khan từ thảo dược trong vườn nhà bạn

Cách trị ho gió, ho khan từ thảo dược trong vườn nhà bạn

Ho là phản xạ sinh lí tự nhiên của cơ thể nhằm đẩy chất dịch, đờm, dị vật ra khỏi cơ thể thông qua đường hô hấp. Đặc biệt là lúc giao mùa, thời tiết thay đổi sẽ càng khiến chứng ho gió, ho khan, ho có đờm… trở nên thường xuyên và nặng hơn. Hãy bỏ túi ngay những mẹo trị ho gió ho khan từ thảo dược trong vườn nhà bàn mà các cụ xưa nay vẫn thường áp dụng.

Ho gió, ho khan là gì? 

Thông thường khi bị ho gió, ho khan kéo dài khiến bạn thường cảm giác đau rát cổ họng, đau cơ bụng dẫn đến tình trạng kém ăn, mệt mỏi. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể gây suy nhược cơ thể, sút cân, mệt mỏi, chán nản. Ho gió, ho khan thường ít nguy hiểm và có thể điều trị bằng các thuốc chống ho thông thường.

Một số thảo dược trị ho gió ho khan có ngay trong vườn nhà bạn 

Từ lâu, y học cổ truyền đã tìm ra rất nhiều bài thuốc dân gian từ thảo dược có thể tìm kiếm sẵn ngay trong nhà của bạn.

Chữa ho gió ho khan bằng quất chưng đường phèn

Quất có vị chua, tính ấm, chứa nhiều vitamin A, B11, C. Quất có tác dụng kháng khuẩn, trừ đờm, điều trị cao huyết áp, tiểu đường. Khi kết hợp với đường phèn sẽ phát huy hiệu quả cao trong điều trị đau họng, rát cổ, ho gió ho khan, ho có đờm. 

Chuẩn bị: Quất tươi 0.5kg; đường phèn: 200g; mật ong: 100g. 

Thực hiện: Quất đem rửa sạch, để ráo nước và sau đó cắt thành lát mỏng, giữ lại hạt, ngâm chung hỗn hợp tắc, mật ong, đường phèn trong 30 phút. Đun lửa nhỏ và khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp keo lai và nước trong, bảo quản trong lọ thủy tinh, để tủ lạnh và dùng dần. Trẻ nhỏ, sử dụng ngày 3-4 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê hòa chung với 50ml nước ấm. Người lớn, ngày 3-4 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê hòa với nước ấm hoặc ngậm 1 thìa cà phê khi dùng trực tiếp.

Quất chưng đường phèn giúp trị ho gió ho khan hiệu quả
Quất chưng đường phèn giúp trị ho gió ho khan hiệu quả

Chữa ho gió ho khan từ lá húng chanh

Húng chanh không chỉ là loại rau gia vị được dùng phổ biến trong đời sống người dân Việt, mà đây còn là một trong những vị thuốc Nam thông dụng chữa được nhiều bệnh, đặc biệt có tác dụng chữa ho gió, ho khan và giải cảm rất tốt. Theo y học cổ truyền, húng chanh có vị cay, tính ấm mùi thơm, có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, có tác dụng chữa viêm họng, giải cảm, cho ra mồ hôi và chữa ho, chữa cảm cúm, sốt không ra mồ hôi được,… 

Lá húng chanh được dùng để trị ho gió ho khan từ lâu
Lá húng chanh được dùng để trị ho gió ho khan từ lâu

Cách chữa ho gió ho khan từ húng chanh như: 

  • Húng chanh 30g, rửa sạch bằng nước đun sôi để nguội, thêm vài hạt muối, nhai dập và nuốt nước dần. Hoặc lấy 20g lá húng chanh tươi, rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước uống 2 lần trong ngày.
  • Húng chanh tươi 20g, rửa sạch, thái nhỏ; đường phèn 20g. Cho hai thứ vào bát, chưng cách thủy, chắt lấy nước, uống từ từ. Bã ngậm trong miệng mút lấy nước. Mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
  • Vài lá húng chanh rửa sạch, giã nhỏ với một ít đường phèn hấp vào nồi cơm, cho trẻ uống 2 – 3 lần trong ngày.

Chữa ho gió ho khan bằng chanh tươi, mật ong, gừng 

Chanh và mật ong là những loại thảo dược vô cùng đơn giản và dễ tìm trong mỗi gia đình. 2 loại thảo dược này đều có tác dụng sát trùng, từ lâu đã được y học cổ truyền áp dụng trong trị ho, long đờm. Bên cạnh đó, gừng tươi có vị cay, tính ấm giúp vừa giúp họng luôn sạch khuẩn, vừa giữ ấm họng giúp giảm ho gió ho khan, ho do cảm lạnh hiệu quả. 3 loại thảo dược này thường được kết hợp nhau bằng cách:

Chuẩn bị: Chanh tươi, gừng tươi, mật ong. 

Cách thức hiện: Gừng đem cạo vỏ, chanh thái lát mỏng, bỏ hạt. Xếp xen kẽ các nguyên liệu, chanh, gừng vào trong hũ thủy tinh. Đổ mật ong vào sao cho ngập gừng và chanh, đậy nắp kín ngâm 1- 2 tuần là có thể sử dụng. Bạn có thể pha loãng với nước ấm hoặc dùng trực tiếp ngày 3 – 4 lần để tăng hiệu quả cao. 

Chanh mật ong gừng thường được sử dụng để giảm ho 
Chanh mật ong gừng thường được sử dụng để giảm ho 

Chữa ho gió ho khan từ lá hẹ 

Lá hẹ có tính ấm, vị đắng, hơi chua, không độc. Được biết đến với công dụng tiêu độc, long đờm và trị ho rất hiệu quả. Trị ho bằng lá hẹ là một trong những phương pháp được nhiều người sử dụng và mang lại hiệu quả điều trị tích cực. 

Lá hẹ có tác dụng tiêu độc, long đờm, trị ho hiệu quả
Lá hẹ có tác dụng tiêu độc, long đờm, trị ho hiệu quả

Cách thực hiện: Lấy 1 nắm lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt thành từng khúc, rưới mật ong lên. Hấp cách thủy cho đến khi hỗn hợp chín mềm. Mỗi ngày ăn 3 – 4 lần, mỗi lần 2 – 3 muỗng cà phê. Sử dụng liên tục trong 7 ngày sẽ giúp bé giảm ho hiệu quả. Lưu ý không áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Chữa ho gió ho khan từ gừng tươi

Dùng gừng là cách trị ho gió ho khan, ho có đờm là một bài thuốc dân gian dễ kiếm, dễ thực hiện và có thể áp dụng ngay tại nhà của bạn. Thảo dược này chứa nhiều hợp chất quý, đặc biệt là Gingerol – một chất chống oxy hóa mạnh, đã được chứng minh về khả năng diệt khuẩn, giảm đau, kháng viêm tốt.

Thêm vào đó, gừng còn có tác dụng làm giãn nở mạch máu, tăng cường bơm máu đến cơ quan hô hấp, giúp nhanh chóng chữa lành tổn thương trong đường thở. Tính ấm tự nhiên của loại củ này cũng góp phần tích cực vào việc giảm ho, làm tiêu đờm nhầy bám dính trong đường hô hấp để bạn cảm thấy dễ thở hơn.

Gừng tươi giúp giữ ấm họng giảm ho long đờm 
Gừng tươi giúp giữ ấm họng giảm ho long đờm 

Một số cách chữa ho gió ho khan, ho có đờm từ gừng tươi như:

  • Sử dụng gừng tươi hoặc gừng khô hãm với nước sôi uống thay trà hàng ngày. Mỗi ngày uống 2 – 3 chén nhỏ. Thêm mật ong vào để giảm bớt vị cay của trà gừng và làm tăng công dụng sát trùng ở cổ họng.
  • Thái gừng thành những lát mỏng, trộn chung với muối. Mỗi khi bị ho, đau rát họng bạn hãy lấy 1 lát gừng ngậm trong miệng khoảng 5 phút. Nếu nhai nuốt cả bã càng có tác dụng tốt.
  • Đem gừng chưng cách thủy chung với lê và đường phèn. Ăn lê và uống nước hấp tiết ra từ hỗn hợp trong vài ngày liên tục để giảm ho, loại bỏ đờm nhầy.

Biện pháp phòng ngừa ho gió ho khan

Để bảo vệ cơ thể được tốt nhất, ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe như ho gió ho khan, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng cổ vào mùa lạnh. 
  • Uống nhiều nước ấm, có thể thay thế bằng các loại nước canh, trà ấm. 
  • Tắm bằng nước ấm và tránh để gió lùa khi tắm. 
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để ngăn ngừa các virus, vi khuẩn gây hại trong khoang miệng tấn công vùng họng gây ho. 
  • Hạn chế tiếp xúc với những người đang có dấu hiệu mắc bệnh hô hấp. 
  • Hạn chế các loại thực phẩm dầu mỡ, cay nóng, chiên rán…. 
  • Bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh vào thực đơn hàng ngày. 
  • Hạn chế hút thuốc, uống rượu bia, dùng chất kích thích. 
  • Tăng cường luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe. 

Trên đây là một số cách trị ho gió ho khan từ thảo dược sẵn có trong vườn mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ. 

—————————————————-

Thông tin tham khảo

TPBVSK Leziho 

Thành phần

Chiết xuất Chanh tươi, Chiết xuất Húng chanh, Mật ong, Cao rễ cỏ tranh, Chiết xuất sinh khương. 

Công dụng

  • Hỗ trợ giảm đau họng, rát họng, khản tiếng.
  • Hỗ trợ giảm ho trong các trường hợp: ho cảm, ho gió, ho khan, ho do viêm họng, viêm phế quản, ho do thay đổi thời tiết.

Đối tượng

  • Người bị khản tiếng, ho do các nguyên nhân.
  • Người bị viêm họng, viêm phế quản.

Cách dùng

Trẻ 2-6 tuổi: Mỗi lần 10ml (hoặc 1 ống/lần), 2-3 lần/ngày .

Trẻ 6-14 tuổi: Mỗi lần 10ml (hoặc 1 ống/lần), 3-4 lần/ngày .

Trẻ > 14 tuổi và người lớn: Mỗi lần 20ml (hoặc 2 ống/lần), 2-3 lần/ngày .

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.