Rối loạn tiêu hóa, biếng ăn là tình trạng quá đỗi phổ biến ở trẻ nhỏ đồng thời cũng là nỗi lo “thường trực” của các ông bố bà mẹ. Làm sao để khắc phục vấn đề một cách hiệu quả vẫn là bài toán “nan giải” không hồi kết. Hãy cùng tìm hiểu về “giải pháp” được bật mí ngay trong bài viết dưới đây.
Mục lục
ToggleDấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em
Trẻ nhỏ hệ tiêu hóa còn rất non nớt, sức đề kháng chưa hoàn thiện rất dễ bị vi khuẩn, virus có hại từ bên ngoài xâm nhập và tấn công gây bệnh. Trong khi đó các lợi khuẩn có sẵn bên trong hệ tiêu hóa chưa đủ sức ngăn chặn những vi khuẩn có hại xâm nhập từ đường ăn uống, hô hấp khiến trẻ rất dễ mắc rối loạn tiêu hóa. Nếu không phát hiện sớm và có cách có xử trí phù hợp sẽ dễ ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của trẻ. Các bố mẹ hãy theo dõi xem bé nhà mình có những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa dưới đây không nhé?
Nôn trớ
Cứ ba đứa trẻ thì sẽ có hai bé bị nôn trớ trong những tháng đầu đời, gọi là nôn trớ sinh lý. Vì khi mới sinh dạ dày của bé còn nhỏ, chúng ở tư thế nằm ngang, nên khi bé nằm, sữa và thức ăn dễ trào ra ngoài.
Đau bụng
Đau bụng do rối loạn tiêu hóa ở trẻ khá đa dạng. Tính chất cơn đau và vị trí thường không cố định. Điều này gây ảnh hưởng đến khả năng ăn uống và trao đổi chất, khiến trẻ chậm tăng cân, chậm lớn. Vì vậy, mẹ không nên chủ quan mỗi khi bé bị đau bụng, vì rất có thể đây là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ.
Tiêu chảy
Tiêu chảy là triệu chứng của rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn, ký sinh trùng gây ra. Biểu hiện khi trẻ tiêu chảy là đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày (hơn 3 lần mỗi ngày), trẻ bị sốt cao, mệt lừ, phân có máu và kèm nôn ói.
Tiêu chảy là tình trạng phổ biến ở trẻ nhỏ, khiến trẻ chán ăn, mất nước, rối loạn điện giải, dẫn đến nguy cơ gây suy dinh dưỡng, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được bù nước và điều trị kịp thời.
Táo bón, kiết lỵ
Biểu hiện trẻ đi ngoài không thường xuyên, có thể 2-3 ngày bé mới đi một lần, bụng căng cứng, có cảm giác đau và muốn đi ngoài nhưng không đi được. Hoặc trẻ đi tiêu phân kích thước lớn hoặc từng viên nhỏ, khô, cứng như phân dê, phải rặn nhiều.
Trẻ bị táo bón do rối loạn tiêu hóa thường đi kèm với nhiều triệu chứng khác như biếng ăn, nôn trớ, quấy khóc nhiều, cáu bẳn, sốt, đau bụng, ít tăng cân, chậm lớn…
Trẻ bị táo bón lâu ngày có thể chuyển sang kiết lỵ với các triệu chứng như đi ngoài nhiều lần mỗi ngày, thậm chí luôn có cảm giác muốn rặn để đi ngoài, nhưng khi đi thì lượng phân rất ít, chủ yếu chất nhầy lẫn máu. Có trường hợp bé không đi ra phân.
Triệu chứng rối loạn tiêu hóa này thường gặp ở những trẻ có khẩu phần ăn ít chất xơ, nhiều chất béo, đạm, uống nhiều sữa bò, sữa công thức và không được bú sữa mẹ.
Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu
Đầy hơi đi ngoài, chướng bụng, khó tiêu là những triệu chứng rối loạn tiêu hóa điển hình mà trẻ nhỏ dễ gặp phải. Theo đó, thức ăn sau khi đi vào dạ dày sẽ được cơ thể hấp thu trong vòng 3-5 giờ. Nếu thức ăn không được hấp thu trong thời gian này thì trẻ sẽ bị đầy hơi, chướng bụng, nôn ói ra thức ăn chưa tiêu.
Chán ăn – bỏ bữa
Đây là hai biểu hiện rõ ràng phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Kèm theo là các triệu chứng quấy khóc, khó ngủ, thậm chí từ chối ngay cả với những món mà bé yêu thích.
Biện pháp khắc phục rối loạn tiêu hóa cho trẻ an toàn và hiệu quả
Điều trị cho trẻ rối loạn tiêu hóa không dễ như người trưởng thành do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Vì vậy các bố mẹ hay chú ý xử trí thật thông minh để không ảnh đến sự phát triển của bé về sau. Dưới đây là một số cách xử trí mà các bố mẹ có thể tham khảo:
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Cho bé ăn chín uống sôi, ăn thức ăn được chế biến an toàn, không cho bé dùng những thực phẩm quá hạn hoặc thức ăn để nguội quá lâu.
- Ưu tiên những thực phẩm dễ tiêu hóa: Mẹ nên nấu đồ ăn cho bé chín mềm hơn so với người lớn, có thể thái nhỏ hoặc nghiền nhuyễn thức ăn để bé dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn.
- Chia nhỏ bữa ăn: Ngoài những bữa ăn chính, mẹ có thể cho bé ăn thêm những bữa ăn phụ để bổ sung đủ nhóm dinh dưỡng, dưỡng chất cho bé.
- Bổ sung thêm các thực phẩm tăng cường tiêu hóa: Mẹ có thể cho bé dùng thêm các sản phẩm hỗ trợ tiêu hóa như: Sữa chua, váng sữa, các loại men vi sinh, trái cây,…
- Rèn luyện thể chất cho bé: Bố mẹ nên tập cho bé thói quen luyện tập thể dục thể thao, vận động hợp lý để hỗ trợ cho hệ tiêu hóa.
- Bổ sung men vi sinh sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giúp cải thiện sức khỏe đường ruột, ngăn ngừa các nguy cơ rối loạn tiêu hóa. Nhờ đó, hệ tiêu hóa của trẻ luôn khỏe mạnh, trẻ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn tốt hơn. Bé tăng cân tự nhiên, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trí não của trẻ phát triển, nâng cao sức đề kháng,…Các mẹ có thể bổ sung men vi sinh cho bé qua sữa chua hoặc các sản phẩm men thông dụng.
Trên đây là những dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa và biện pháp khắc phục an toàn ở trẻ nhỏ. Hy vọng các mẹ sẽ có những phương án xử lý kịp thời đúng cách để bảo vệ sức khỏe bé yêu. Nếu còn thắc mắc vui lòng liên hệ đến tổng đài miễn cước 1800.646.866 để được hỗ trợ.
—————
Thông tin tham khảo
TPBVSK Triplebacter
Thành phần
Lactobacillus acidophilus, Bifidobacterium longum, Streptococcus faecalis, Immunecanmix
Công dụng
- Hỗ trợ bổ sung các lợi khuẩn, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tăng cường tiêu hóa.
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột: tiêu chảy, táo bón, ăn chậm tiêu, đầy bụng.
Đối tượng
Người tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, kém ăn.
Người rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn: tiêu chảy, táo bón, đầy bụng.
Cách dùng
- Người lớn: Uống 1 gói/ lần, 2 lần/ ngày.
- Trẻ em trên 1 tuổi: Uống 1/2 liều người lớn/ ngày.
- Trẻ em dưới một tuổi: hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng:
Pha gói men tiêu hóa với khoảng 100 – 200 ml nước đun sôi để nguội, khuấy đều, hoặc có thể ăn trực tiếp.
Uống trước hoặc sau ăn 30 phút.
Với trẻ em, có thể pha vào sữa cho dễ uống.
Nguồn tham khảo:
https://www.webmd.com/children/features/digestive-doctor