Thời tiết chuyển mùa rất thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển và gây ra các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt là tỷ lệ mắc bệnh viêm họng, viêm phế quản ngày càng gia tăng trong đợt mùa đông lạnh gây ra những cơn ho gió, ho khan, ho có đờm kéo dài dai dẳng.
Viêm họng, viêm phế quản – nguyên nhân của những cơn ho
Viêm họng, viêm phế quản là 2 bệnh rất thường gặp vào mùa lạnh và là nguyên nhân phổ biến gây ho. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ ai, nhưng đối tượng dễ mắc nhất là trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người có hệ miễn dịch kém. Phân biệt ho do viêm họng và ho do viêm phế quản như sau:
- Ho do viêm họng. Lớp niêm mạc họng bị viêm và tổn thương gây ngứa cổ, rát họng, ho khan hoặc ho có đờm. Người bệnh luôn có cảm giác muốn ho để đỡ ngứa cổ và ho thật mạnh để đẩy dị vật khó chịu ra ngoài. Ho khan quá nhiều khiến toàn bộ niêm mạc bị sưng đỏ, phù nề, thậm chí là ho đờm lẫn máu. Viêm họng kéo dài có thể dẫn tới viêm amidan, viêm thanh quản.
- Ho do viêm phế quản. Tình trạng tổn thương trong lòng ống phế quản gây phù nề, co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy dẫn tới ho, sốt, sổ mũi, tiết đờm,… Ho viêm phế quản là ho theo cơn, ho dữ dội và liên tục, ho nặng ngực có khò khè, khó thở. Nếu khạc đờm màu vàng, xanh hoặc đục như mủ thì nguyên nhân là do vi khuẩn, nếu đờm màu trắng trong thì thường là do virus. Viêm phế quản cấp có thể tiến triển thành mạn tính, viêm phổi, suy hô hấp cấp nguy hiểm.
Cách giảm ho hiệu quả khi thời tiết chuyển lạnh
Dù bất kể nguyên nhân là gì, dù ho khan hay ho có đờm thì cảm giác khó chịu, mệt mỏi sau những cơn ho có thể ảnh hưởng đến từng bữa ăn, giấc ngủ và mọi sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số gợi ý có thể hữu ích cho bạn:
- Uống nước ấm, đủ 2 lít mỗi ngày, giúp đường hô hấp đủ độ ẩm, loãng đờm, giảm ho.
- Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng cổ, lòng bàn tay – chân.
- Nên tắm nước ấm, vệ sinh răng miệng, súc họng bằng nước muối sinh lý
- Tập thể dục thường xuyên, có thể day huyệt dũng tuyền lòng bàn chân để giảm ho.
- Tránh đồ ăn lạnh, nước đá, thuốc lá, rượu bia, đồ ăn cay như tiêu ớt, mù tạt, đồ chiên rán, cứng gây khó nuốt và dễ kích thích ho.
- Tăng cường miễn dịch bằng thực phẩm giàu kẽm, vitamin A, C, E… như cam, bưởi, rau xanh, thịt bò, sữa chua… Sử dụng sản phẩm chứa Thymomodulin kích thích sản sinh kháng thể, tăng cường miễn dịch và nâng cao sức đề kháng.
- Áp dụng một số biện pháp dân gian như: mật ong hấp lá hẹ; húng chanh hấp quất (tắc), đường phèn; chanh đào/ hoa đu đủ ngâm mật ong… Hoặc đơn giản hơn là dùng siro ho từ thảo dược kết hợp cùng phác đồ điều trị bệnh theo hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Lá Thường xuân – Thảo dược nổi tiếng thế giới, hỗ trợ giảm ho, long đờm
Cây Thường xuân, tên khoa học là Hedera helix, họ Ngũ gia bì Araliaceae. Cây có tên gọi khác là cây Vạn niên, dây Nguyệt quế, dạng thân leo, bộ phận lá thường dùng làm thuốc.
Lá Thường xuân trồng phổ biến tại Châu Âu nhưng nổi tiếng toàn thế giới về tác dụng trên đường hô hấp:
- Bằng chứng nghiên cứu tại Đức và Thụy sĩ cho thấy, với hàm lượng flavonoid, saponin cao, trong đó có 3 hoạt chất chính là hederasaponin B, hederasaponin C, hederasaponin D, lá Thường xuân có thể đạt được hiệu quả trị ho an toàn thông qua cơ chế long đờm, giãn phế quản, giảm viêm và giảm ho, tác động trực tiếp vào nguyên nhân gây ho, không tác động lên thần kinh trung ương gây mất phản xạ ho tự nhiên của cơ thể. Tác dụng này đạt hiệu quả tương đương với acetylcysteine – một loại thuốc trị ho, long đờm.
- Nghiên cứu khác trên diện rộng tại Ba Lan với sự tham gia của 5.162 trẻ bị ho có đờm, tình trạng bệnh các bé thuyên giảm đáng kể khi uống chiết xuất lá Thường xuân 2 lần/ngày, tỷ lệ hài lòng của phụ huynh đạt 68.2%.
- Đánh giá về tác dụng chống viêm, các nhà khoa học Đức cũng đã chứng minh hiệu quả của lá Thường xuân trong việc cải thiện triệu chứng liên quan đến bệnh viêm phế quản mãn tính, nhiễm trùng đường hô hấp cấp kèm theo ho. Ngoài ra, dịch chiết của lá có thể ức chế giải phóng chất gây viêm interleukin-6, ngăn chặn quá trình viêm tiến triển.
Việc kết hợp sử dụng lá Thường xuân cùng với một số dược liệu khác cũng sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu quả giảm ho, long đờm:
- Cát cánh: có tác dụng tiêu đờm và chất nhầy, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn và các mầm bệnh khác. Hơn nữa, nhờ khả năng chống viêm tốt mà Cát cánh có thể làm dịu cơn đau họng, viêm họng.
- Cúc hoa: Do có tác dụng chống viêm, Cúc hoa được dùng nhiều trong trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm họng, viêm phế quản.
- Cam thảo: có công dụng giải độc, thanh nhiệt, nhuận phế, tiêu đờm, bổ tỳ vị, thông kinh mạch. Theo Y học hiện đại, Cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, làm lành các tổn thương ở niêm mạc họng, giảm đau do viêm họng.
Siro Ho ATK – Giải pháp an toàn cho người viêm họng, viêm phế quản
Ho ATK là siro thảo dược lành tính, được dùng cho những trường hợp ho khan, ho có đờm, đau rát họng, khản tiếng, viêm họng, viêm phế quản.
Công thức sản phẩm là sự hội tụ của các vị thảo dược tự nhiên như cao lá Thường xuân (nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, Châu Âu) kết hợp cùng Cát cánh, Cúc hoa, Cam thảo. Những thành phần này đều được nghiên cứu kỹ lưỡng về hàm lượng chuẩn để tạo thành công thức với tỷ lệ tối ưu, mang lại hiệu quả trong việc bổ phế, hỗ trợ giảm đờm, giảm ho, hỗ trợ giảm đau rát họng, khản tiếng.
Tác dụng giảm ho, long đờm và độ an toàn của sản phẩm đã được nghiên cứu đánh giá và kiểm chứng tiền lâm sàng tại Trường Đại học Dược Hà Nội năm 2022. Với hương vị thơm ngon, thanh ngọt, siro Ho ATK mang lại cảm giác dịu mát họng và hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả cho cả trẻ em và người lớn.
Sản phẩm được sản xuất tại Công ty CPSX Dược liệu TW28, đạt tiêu chuẩn GMP trong sản xuất thuốc từ dược liệu và đạt chứng nhận Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2022 & 2023.
Để tìm hiểu chi tiết về siro Ho ATK chính hãng, hãy liên hệ tới đơn vị phân phối độc quyền:
Công ty TNHH Dược Phẩm Dragon
Website: https://duocphamdragon.com
Tổng đài miễn cước: 1800.646866
Số XNNDQC: 475/2023/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Nguồn tham khảo / Source
Anti-inflammatory effects of ivy leaves dry extract: influence on transcriptional activity of NFκB
Ivy leaves dry extract EA 575® decreases LPS-induced IL-6 release from murine macrophages
1 Comment
I was studying some of your blog posts on this internet site
and I conceive this web site is really informative! Keep on posting.Expand blog