Tại sao người già thường hay bị mất ngủ?

Tại sao người già thường hay bị mất ngủ?

Theo quá trình lão hóa, chất lượng giấc ngủ của con người sẽ suy giảm đi. Gần một nửa số đàn ông và phụ nữ hơn 65 tuổi có ít nhất một vấn đề khi ngủ. Cùng tìm hiểu tại sao người già thường bị mất ngủ và cách giải quyết trong bài viết này nhé.

Mối tương quan của giấc ngủ và lão hóa

Theo quá trình lão hóa, con người có xu hướng ngủ ít hơn và dễ bị tỉnh giấc hơn sau khi chìm vào giấc ngủ ban đầu. Độ trễ khởi phát giấc ngủ (hay khoảng thời gian cần thiết để chìm vào giấc ngủ) cũng có thể tăng lên. Một số nghiên cứu cho thấy rằng, bắt đầu sang tuổi trung niên, trung bình thời gian ngủ của một người giảm đi 27 phút/đêm trong mỗi thập kỷ tiếp theo.

Sự suy giảm chất lượng và thời lượng giấc ngủ này gắn liền với hệ thống hoạt động trong cơ thể. Cơ thể không thể xử lý tín hiệu sinh học một cách hiệu quả, do đó có thể khiến người già đi ngủ và thức dậy sớm hơn.

Giấc ngủ bình thường có 2 chu kỳ: NREM (Non Rapid Eye Movement: giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) và REM (Rapid eye movement: giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh). Trong đó, chu kỳ NREM chia thành 4 giai đoạn. Chu kỳ REM xen kẽ giữa các giai đoạn của NREM. Các nghiên cứu cho thấy người lớn tuổi có tỷ lệ sóng não chậm ở cả giải đoạn NREM và REM thấp hơn so với những người trẻ tuổi. Điều này khiến họ dễ bị thức giấc vào ban đêm và cũng ảnh hưởng đến cảm giác sảng khoái và tỉnh táo vào buổi sáng.

10-30% người trưởng thành đang phải “sống chung” với chứng mất ngủ
10-30% người trưởng thành đang phải “sống chung” với chứng mất ngủ

Các nguyên nhân gây mất ngủ ở người già

Một số lý do gây mất ngủ thường gặp là:

Thói quen ngủ không lành mạnh: Nếu như bạn không có lịch đi ngủ và thức dậy cố định, điều này có thể ảnh hưởng không tốt tới đồng hồ sinh học của cơ thể và làm cho việc có giấc ngủ tốt khó hơn. Chưa hết, ở bất kỳ tuổi nào, uống đồ có cồn trước khi đi ngủ, ngủ quá lâu hay ở trên giường khi không ngủ đều là những thói quen xấu.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây khó ngủ, thậm chí còn có thể kích thích giác quan khiến bạn tỉnh táo. Nếu bạn nghĩ đó là vấn đề, hãy nói chuyện với một bác sĩ.

Căng thẳng, lo âu, đau buồn: Già đi mang lại cho chúng ta những trải nghiệm. Có những điều tốt và cũng có những điều rất khó khăn để vượt qua. Khi bạn mất đi một người quan trọng, chuyển nhà hoặc mắc một bệnh để lại hậu quả cả đời, những điều đó có thể gây ra căng thẳng, ảnh hưởng xấu tới giấc ngủ.

Nếu như những điều đó làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn hay một người thân đang lão hóa, hãy nói chuyện với một bác sĩ hoặc một nhà tư vấn. Điều đó có thể khiến bạn nhẹ nhõm hơn và ngủ tốt hơn.

Căng thẳng, lo âu, đau buồn có thể là một trong những nguyên nhân gây ngủ ở người già
Căng thẳng, lo âu, đau buồn có thể là một trong những nguyên nhân gây ngủ ở người già

Các bệnh rối loạn giấc ngủ: Bên cạnh mất ngủ, các bệnh này bao gồm ngưng thở khi ngủ, hội chứng chân không nghỉ, rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ và rối loạn giấc ngủ dữ dội. Nói chuyện với một bác sĩ có thể cho biết rằng bạn có bị bất cứ bệnh nào ở trên không.

Quá nhiều thời gian nghỉ: Có rất nhiều người hoạt động chăm chỉ cho tới cả khi về hưu. Tuy nhiên nếu như ngày của bạn không có nhiều hoạt động, bạn cũng có thể gặp vấn đề khi ngủ.

Người lớn tuổi cần ngủ bao nhiêu?

Thời gian ngủ của mỗi người đều khác nhau. Nếu như bạn ngủ ít hơn khi còn trẻ nhưng vẫn cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng, điều này có thể do bây giờ bạn không cần ngủ nhiều như trước. Tuy nhiên nếu như việc thiếu ngủ ảnh hưởng tới công việc hằng ngày, bạn nên nói chuyện với một bác sĩ. 

Trung bình, người cao tuổi cần ngủ ít nhất bảy giờ mỗi đêm để cảm thấy thoải mái và tỉnh táo vào ngày hôm sau. Rối loạn giấc ngủ như mất ngủ có thể ảnh hưởng lớn đến chu kỳ giấc ngủ của bạn. Nếu bạn gặp khó khăn khi ngủ, hãy thử một trong những cách sau để đảm bảo bạn được nghỉ ngơi đầy đủ và cảm thấy sảng khoái vào buổi sáng:

  • Đặt ra thời gian đi ngủ, thời gian thức dậy nghiêm ngặt và tuân thủ theo ngay cả vào cuối tuần hoặc khi đi du lịch.
  • Tránh ngủ ngắn gần giờ đi ngủ. Nếu bạn cần chợp mắt vài phút, hãy cố gắng dành các giấc ngủ ngắn vào buổi sáng hoặc đầu giờ chiều.
  • Thiết lập một thói quen giúp bạn thư giãn mỗi đêm như đọc sách hoặc nghe nhạc êm dịu,…
Khi mất ngủ sẽ khiến tinh thần uể oải, không có năng lượng cho hoạt động hàng ngày
Khi mất ngủ sẽ khiến tinh thần uể oải, không có năng lượng cho hoạt động hàng ngày
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại di động hoặc máy tính trong phòng ngủ. Những thiết bị này phát ra ánh sáng xanh có thể khiến bạn khó ngủ hơn.
  • Duy trì nhiệt độ cân bằng, thoải mái và mức độ ánh sáng thấp trong phòng ngủ của bạn.
  • Tập thể dục trong ngày nhưng tránh tập thể dục trong vòng ba giờ trước khi đi ngủ.
  • Không tiêu thụ caffeine vào buổi chiều muộn hoặc buổi tối.
  • Đừng nên uống rượu để hỗ trợ giấc ngủ. Mặc dù rượu có đặc tính an thần nhưng thật ra nó có thể gây rối loạn giấc ngủ.

Kết hợp sử dụng thêm sản phẩm hỗ trợ giấc ngủ Fairy Slep với các thành phần từ thảo dược tự nhiên như Nữ lang, Tâm sen, Lạc tiên kết hợp cùng Melatonin, Magie, vitamin B6. Sử dụng 2 viên/ngày trước khi đi ngủ 60 phút giúp hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng thần kinh và ngủ ngon hơn. 

Fairy Slep giúp hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng thần kinh và ngủ ngon hơn
Fairy Slep giúp hỗ trợ an thần, giảm căng thẳng thần kinh và ngủ ngon hơn

Qua bài viết trên, chắc hẳn quý độc giả đã hiểu hơn về tình trạng mất ngủ ở người già và TPBVSK Fairy Slep hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ, căng thẳng thần kinh. Nếu còn băn khoăn hay thắc mắc về sản phẩm, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp tới tổng đài chăm sóc sức khỏe 1800646866 để được tư vấn nhanh nhất.

https://suckhoedoisong.vn/nhung-ly-do-khien-nguoi-gia-mat-ngu-169240227224902313.htm

https://www.sleepfoundation.org/insomnia/older-adults

Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest

TƯ VẤN CHUYÊN GIA

Điền thông tin để được chuyên gia tư vấn miễn phí
Cùng chuyên mục

Bài viết liên quan

Để lại một câu trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố. Các trường bắt buộc là make.